-
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
10. Gia đình Duncan Clan - Tài sản: 25,4 tỷ USD
Sinh năm 1933 trong một gia đình làm nghề nông tại một vùng quê bang Texas, Dan Duncan đã phất lên nhờ vào ngành công nghiệp dầu mỏ. Năm 1968, Dan thành lập công ty lấy tên là Enterprise và bắt đầu công việc phân phối dầu tới từng hộ gia đình với hai chiếc xe tải.
Về sau, Dan Duncan trở thành người giàu nhất bang Texas. Công ty Enterprise Products Partners LP của ông sở hữu tới hơn 80.000 km đường ống dẫn dầu, khí tự nhiên và các sản phẩm hóa dầu.
Năm 2010, nhà sáng lập Enterprise qua đời và 4 người con của ông được hưởng toàn bộ số tài sản của cha để lại. Họ không phải trả bất kỳ một khoản thuế thừa kế nào bởi khi đó thuế bất động sản bị mất hiệu lực trong vòng một năm.
9. Gia đình SC Johnson - Tài sản: 25,5 tỷ USD
Trong khi nhiều công ty đa dạng hóa hệ thống kinh doanh của mình, gia đình SC Johnson luôn chung thủy với một ngành công nghiệp duy nhất. Đó cũng chính là con đường mà công ty SC Johnson đã chọn khi khởi nghiệp năm 1886.
Có trụ sở tại bang Wisconsin, công ty này chuyên sản xuất các loại hóa chất tẩy rửa dùng cho gia đình trên khắp nơi trên thế giới. Hiện nay công ty thuộc quyền sở hữu của thế hệ thứ năm nhà Johnson và được tích cực quảng bá là một công ty có ý thức bảo vệ môi trường.
Dưới quyền điều hành của tiến sĩ Herbert Fisk Johnson III, SC Johnson được dự đoán sẽ còn ăn nên làm ra trong thời gian tới.
8. Gia đình Pritzker - Tài sản: 29 tỷ USD
Trong gia đình nhà Pritzker đang tồn tại những tranh chấp tiền bạc và bị chia rẽ bởi chính các thành viên của thế hệ hiện thời. Lý do là mỗi "phe" đi theo một ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm đầu tư, khách sạn và thậm chí là cả sản xuất phim. Gigi Pritzker là người đứng đằng sau Ender’s Game, trong khi Abram Nicholas Pritzker (A.N Pritzker) và các con trai của ông lại xây dựng chuỗi khách sạn Hyatt.
Gia đình Pritzker bảo vệ tiền của mình thông qua các quỹ tín thác. Điều này có nghĩa là họ có thể ủy thác tiền cho mình cho người khác miễn là họ cảm thấy phù hợp.
Cha của Pritzker từng viết một cuốn sách được truyền từ đời này sang đời khác với tên gọi “Ảnh hưởng của bạn đối với các hậu bối chính là thứ tạo nên sự bất tử của bạn”.
7. Gia đình Cox - Tài sản: 32 tỷ USD
Gia đình nhà Cox đã làm giàu trong ngành truyền thông ngay từ năm 1898 khi ông nội Cox mua lại tờ nhật báo Dayton Evening News. Ngày nay, họ còn cung cấp các dịch vụ về cáp kỹ thuật số và viễn thông dưới thương hiệu Cox Communications.
Nhiều thành viên không tham gia vào hoạt động kinh doanh của gia đình, trong khi một số khác nắm cổ phần và giữ vị trí điều hành. James Kennedy giữ chức giám đốc điều hành công ty từ năm 1988 đến tận năm 2008. Hai cháu trong gia đình mỗi người có 25% cổ phần trong Cox Communications và Anne Cox Chambers.
6. Gia đình Hearst - Tài sản: 35 tỷ USD
Vào thời đại của William Randolph Hearst, ông từng là nhân vật vô cùng nổi tiếng và giàu có đến nỗi Orson Welles đã lấy hình tượng ông trùm báo chí lẫy lừng này để sáng tạo bộ phim Citizen Kane. Hearst đến với nghề xuất bản vào năm 1887 sau khi kế nghiệp điều hành tờ The San Francisco Examiner từ cha của mình.
Từ đó, ông thâu tóm được thêm nhiều tờ báo hơn và trở thành một nhân vật lớn có tầm ảnh hưởng về mặt chính trị. Ngày nay công ty của nhà Hearst có tới 49 tờ báo, 340 tạp chí và sở hữu cổ phần đầu tư vào nhiều kênh truyền hình cáp khác nhau.
5. Gia đình Edward Johnson - Tài sản: 39 tỷ USD
Công ty quỹ tương hỗ Fidelity là "con gà đẻ trứng vàng" cho gia đình Johnson, được thành lập vào năm 1946 bởi Edward Johnson. Hiện nay, 49% cổ phần công ty thuộc quyền sở hữu của gia đình tỷ phú này và 51% còn lại thuộc về những người làm việc tại đây.
Edward Johnson III là người đứng đầu gia đình và cũng là Giám đốc điều hành công ty, cùng với con gái Abigail - người đang giữ chức Chủ tịch. Edward Johnson IV lại theo đuổi con đường khác so với truyền thống gia đình và hiện là chủ của một công ty bất động sản. Trong khi đó, người con thứ ba Elizabeth không có vai trò gì trong việc điều hành công ty Fidelity.
4. Gia đình Cargill-Macmillan - Tài sản: 43 tỷ USD
Cargill là một trong những công ty tư nhân lớn nhất tại Mỹ, chuyên kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. 90% cổ phần công ty thuộc về gia đình Cargill-Macmillan. Năm 1865, William W Cargill mua lại một căn nhà chứa ngũ cốc ở Conover, bang Iowa. Từ đó, công ty Cargill & Brother được thành lập.
Trải qua các thế hệ, công ty gặp phải nhiều khó khăn do nợ nần nhưng vẫn vực dậy và quay lại với guồng hoạt động bình thường. Hiện công ty này phải đối mặt với những cáo buộc lạm dụng nhân quyền và vấn đề ô nhiễm thực phẩm.
Công ty được điều hành lần cuối cùng bởi một người thuộc gia đình Cargill vào năm 1995. Đây là một gia đình sống khá kín tiếng.
3. Gia đình nhà Mars - Tài sản: 60 tỷ USD
Gia đình nhà Mars làm giàu nhờ công ty sản xuất chocolate Mars. Năm 1911, sau khi khởi nghiệp bằng việc bán kẹo Molasses năm 19 tuổi, Frank Mars thành lập công ty tại Tacoma, bang Washington.
Không lâu sau đó, con trai ông kế nghiệp điều hành công ty và sáng chế ra kẹo M&Ms cùng loại chocolate hiệu Mars nổi tiếng. Ba anh chị em nhà này hiện là chủ sở hữu công ty nhưng hoàn toàn không tham gia công tác điều hành.
Công ty này cũng phát triển một mảng khác hướng đến đồ ăn không chứa chocolate như gạo ăn liền Uncle Ben’s và thức ăn cho mèo Whiskas.
2. Gia đình nhà Koch - Tài sản: 89 tỷ USD
Koch là một công ty đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sản xuất và đầu tư. Công ty này vẫn đang thuộc quyền sở hữu tư nhân và Charles Koch tuyên bố rằng “nó chỉ có thể trở thành của công khi tôi chết”.
Gia đình nhà Koch là một minh chứng cho việc không phải tất cả đều bình đẳng khi nói đến tiền bạc trong gia đình. Từ khi họ lên nắm quyền quản lý công ty này vào năm 1983, hai anh em Charles và David Koch đang thả sức tiêu xài số tài sản có được từ việc làm ăn của Koch.
Trong khi đó, hai người anh em khác là William và Frederick đã bán cổ phần của họ trong công ty sau cuộc tranh giành quyết liệt với Charles và David.
1. Gia đình nhà Waltons - Tài sản: 152 tỷ USD
Đế chế siêu giàu của nhà Waltons có một khởi đầu khá khiêm tốn với hệ thống siêu thị Ben Franklin dưới sự điều hành của Sam Walton. Năm 1962, ông cùng người em của mình khai trương siêu thị Walmart, chuyên bán các sản phẩm giá rẻ tại Mỹ.
Ban đầu, ông mở cửa hàng tại các thị trấn nhỏ và tập trung vào hệ thống phân phát hiệu quả, cùng việc khách mua số lượng lớn giúp Walmart có thể bán được hàng với giá rẻ. Gia đình hiện vẫn sở hữu 51% Walmart, điều này giúp cho họ có quyền phủ quyết trong bất cứ quá trình đưa ra quyết định quan trọng nào của công ty.
Tài sản gia đình được chia cho con cái của Sam Walton là Alice Walton, John T. Walton, S. Robson Walton và Jim C. Walton.
Bill Gates 20 năm liên tiếp giàu nhất nước Mỹ Tạp chí Forbes hôm nay vừa công bố danh sách Fortune 400 người giàu nhất nước Mỹ trong năm 2013. Và, nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates 20 năm liên tiếp dẫn đầu danh sách với số tài sản lên tới 72 tỷ USD. |
Hoài Thu (DNSG)
-
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống -
Chu Văn Nam, nhà sáng lập thương hiệu Nada Oils: Tìm chỗ đứng trên thị trường tinh dầu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025