Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
TP. Hồ Chí Minh trao giấy phép cho 9 dự án, tổng vốn lên đến hơn 777 triệu USD
Bích Ngọc - 19/12/2019 08:17
 
Chiều tối ngày 18/12, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án của nhà đầu tư trong nước và 1 dự án của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đầu tư lên đến hơn 777 triệu USD.
Lãnh đạo Công ty TTI nhận Giấy chứng nhận đầu tư. Ảnh: Lê Toàn
Lãnh đạo Công ty TTI nhận Giấy chứng nhận đầu tư. Ảnh: Lê Toàn

Các dự án này đều được nằm ở Khu Công nghệ cao của Thành phố Hồ Chí Minh (SHTP) – trung tâm thu hút công nghệ cao của thành phố và các tỉnh phía Nam.

Dự án đầu tư nước ngoài có tổng vốn dự tính lên đến 650 triệu đô la do nhà đầu tư là Công ty Techtronic Industries (TTI) có trụ sở tại Hong Kông- Trung Quốc đầu tư trong lĩnh vực vi điện tử. Nhà máy sẽ sản xuất phụ kiện, thiết bị điện cầm tay thông minh dùng trong ngành công nghiệp và dân dụng, thành lập trung tâm Nghiên cưu và Phát triển (R&D) trong lĩnh vực điện tử.

Theo ông Stephan Pudwill, phó chủ tịch, giám đốc điều hành tập đoàn, thị trường Việt Nam là thị trường quan trọng số 1 trong chiến lược phát triển của TTI, đặc biệt, nhà máy TTI tại Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh sẽ là nhà máy lớn thứ 2 và cũng là nơi đặt Trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn thứ 2 trên toàn thế giới của TTI.

„Chúng tôi có kế hoạch sử dụng từ 80 đến 150 nhà cung ứng nội địa với giá trị thu mua nội địa dư tính đạt khoảng 1 tỷ đô la Mỹ/năm,” ông cho biết.

Dự kiến, khi đi vào hoạt động ổn định nhà máy của TTI sẽ sử dụng 7.400 lao động trong đó có 500 nhân sự trực tiếp tham gia vào hoạt động nghiên cứu phát triển, dự kiến đóng góp doanh thu xuất khẩu 1,3 tỷ USD/năm vào năm thứ 3 và khoảng 3 tỷ USD/năm vào năm thứ 6 trở đi.

Tại lễ trao giấy phép, ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch UBND thành phố HCM cho biết, lãnh đạo thành phố tin tưởng dự án đầu tư của công ty TTI sẽ hình thành hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần gia tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm xuất khẩu.

9 nhà đầu tư nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do lãnh đạo UBND thành phố HCM trao. Ảnh: Lê Toàn
9 nhà đầu tư nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do lãnh đạo UBND thành phố HCM trao. Ảnh: Lê Toàn

„Tôi đặc biệt hoan nghênh 8 doanh nghiệp trong nước được trao giấy chứng nhận đầu tư ngày hôm nay, đây là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp đã có đủ năng lực nắm bắt công nghệ, sẵn sàng tham gia vào các cuộc cách mạng công nghệ 4.0, xử lý dữ liệu lớn, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới, vật liệu mới và công nghệ cơ khí chính xác. Các doanh  nghiệp cũng giúp hình thành một cộng đồng công nghệ cao, góp phần cùng thành phố hướng đến xây dựng đô thị sáng tạo tương tác cao phía đông thành phố, trong đó Khu Công nghệ cao đóng vai trò hạt nhân kết nối đại học quốc gia thành phố và Trung tâm tài chính Thủ Thiêm,” chủ tịch thành phố phát biểu.

Theo bà Lê Bích Loan, quyền trưởng ban quản lý khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, việc thu hút thành công 9 dự án đã giúp Ban Quản lý hoàn thành và vượt kế hoạch thu hút đầu tư FDI năm 2019 đã đăng ký với Thành phố, đặc biệt Khu Công nghệ cao đóng góp 55% vào tổng vốn đầu tư FDI mới và đóng góp 8% vào tổng vốn đầu tư gồm cấp mới, điều chỉnh, góp vốn mua cổ phần năm 2019 của Thành phố.

Đến nay, Khu công nghệ cao đã thu hút 162 dự án với tồng vốn đầu tư 7,9 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 5,9 tỷ USD.

Danh sách 8 dự án đầu tư trong nước

Dự án phát triển sản xuất enzyme và sản phẩm dinh dưỡng y học sử dụng enzyme do Công ty TNHH Khoa học Dinh dưỡng Orgalife làm chủ đầu tư, với tổng vốn 700,6 tỷ đồng tương đương 18,26 triệu USD.

Dự án Nhà máy Chất chuẩn Việt Nam do Công ty Cổ phần Chất chuẩn Việt Nam đầu tư với tổng vốn đầu tư 270 tỷ đồng, tương đương 11,7 triệu USD.

Dự án Trung tâm Nghiên cứu và phát triển công nghệ cao HDKING do Cty Công ty CP tập đoàn iSmartcity đầu tư với tổng vốn là 420 tỷ đồng, tương đương 18,26 triệu USD.

Dự án Trung tâm Nghiên cứu phát triển công nghệ DFM do Công ty Cổ phần DFM Techđầu tư với tổng vốn là115 tỷ đồng, tương đương 5 triệu USD.

Dự án Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ cao Việt Nhật do Công ty TNHHĐầu tư CNC Việt Nam - Japan làm chủ đầu tư với tổng là 360 tỷ đồng, tương đương 15,85 triệu USD.

Dự án Trung tâm Nghiên cứu phát triển sản xuất thực nghiệm robot và tự động hoá do Trung tâm nghiên cứu phát triển CNC Idea đầu tư với tổng vốn 115 tỷ đồng, tương đương 5 triệu USD.

Dự án Trung tâm Nghiên cứu và phát triển ứng dụng công nghệ chiếu xạ do Công ty Cổ phần Chiếu xạ An Phú đầu tư với tổng vốn 877,68 tỷ đồng, tương đương 32,7 triệu USD.

Dự án Trung tâm Nghiên cứu phát triển công nghệ tế bào thực vật, sản xuất nguyên liệu dược liệu do Công ty Cổ phần Dược phẩm Goldenlife làm chủ đầu tư tổng vốn 478,5 tỷ đồng, tương đương 20,5 triệu USD.
TP.HCM kiến nghị vay lại 29.885,25 tỷ đồng làm Metro số 2 và 23.931,9 tỷ đồng làm Metro số 1
Điều chỉnh giảm 3.240 tỷ đồng vốn của các dự án đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 – 2020; TP.HCM muốn vay lại 29.885,25 tỷ đồng của Chính phủ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư