Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 20 tháng 08 năm 2024,
TP.HCM còn hơn 30.000 tỷ đồng vốn giải phóng mặt bằng chưa giải ngân được
Lê Quân - 20/08/2024 12:09
 
Tính đến hết tháng 7/2024, TP.HCM giải ngân được 2.440 tỷ đồng vốn giải phóng mặt bằng, còn lại 30.234 tỷ đồng chưa giải ngân được do tác động của Luật Đất đai mới nên phải điều chỉnh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo UBND TP.HCM về kết quả giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm và giải pháp thực hiện giải ngân những tháng còn lại của năm 2024.

Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm tăng vốn giải phóng mặt bằng thêm 7.600 tỷ đồng - Ảnh: Trọng Tín 

Theo báo cáo, tính đến hết ngày 2/8/2024, tổng số vốn đầu tư công đã giải ngân của Thành phố là 12.064 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 15,2 % trên tổng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2024 là 79.263 tỷ đồng.

Năm nay, TP.HCM bố trí 32.674 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng, song đến hết tháng 7 mới giải ngân được 2.440 tỷ đồng. Còn lại 30.234 tỷ đồng chưa giải ngân được do hiệu lực thi hành của Luật Đất đai thay đổi và có hiệu lực sớm hơn.

Do đó, từ ngày 1/8, các cơ cơ quan quản lý Nhà nước phải bổ sung quy định bồi thường theo Luật Đất đai mới để bổ sung một số chính sách mới có lợi hơn cho người dân nhằm tạo thuận lợi trong quá trình giải phóng mặt bằng.

Chính vì vậy, việc làm thủ tục bồi thường giải phỏng mặt bằng bị chậm, kéo theo giải ngân vốn đầu tư công cũng chậm.

Nhiều dự án trước đây đã được duyệt tổng mức đầu tư, khi đang triển khai và áp dụng quy định của Luật Đất đai mới từ ngày 1/8 thì tổng mức đầu tư tăng lên do vốn bồi thường giải phóng mặt bằng tăng.

Điển hình là Dự án Nạo vét cải tạo môi trường xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè đến sông Vàm Thuật), khi áp dụng quy định Luật Đất đai mới dự kiến tổng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng lên đến 12.978 tỷ đồng (tăng thêm 7.600 tỷ đồng so với chi phí đã được duyệt trước đây).

Dự án tiếp theo tăng vốn giải phóng mặt bằng là Dự án Nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi (quận 8) vốn giải phóng mặt bằng lên đến 5.100 tỷ đồng (tăng thêm 2.400 tỷ đồng so với chi phí đã được duyệ trước đây).

Ngoài ra, TP.HCM có một số dự án vốn giải phóng mặt bằng rất lớn như: Dự án đường Vành đai 2 (đoạn từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp) là 6.600 tỷ đồng; đoạn từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng là 1.800 tỷ đồng.

Để giải ngân số vốn hơn 30.000 tỷ đồng còn lại, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị UBND TP.HCM giao các Sở chuyên ngành phối hợp với các chủ đầu tư và các địa phương lập hồ sơ đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư để UBND trình HĐND Thành phố tại kỳ họp chuyên đề vào tháng 9/2024.

Đến cuối năm 2024, mỗi tháng TP.HCM phải giải ngân ít nhất 10.000 tỷ đồng vốn đầu tư công
Do tỷ giải ngân vốn đầu tư công đến tháng 4 vẫn còn thấp, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng từ nay đến cuối năm 2024, mỗi tháng Thành...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư