
-
Kích hoạt đầu tư giai đoạn 2 cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vốn 10.295 tỷ đồng
-
TP.HCM: 50 năm vươn mình qua những công trình biểu tượng
-
Phó chủ tịch Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai 2 dự án đường ven biển
-
Tính toán kịch bản nâng đời cao tốc Bắc - Nam phía Đông
-
TP.HCM muốn đầu tư thêm bãi chôn lấp rác dự phòng rộng 14 ha tại Củ Chi -
Xác định nhà đầu tư trúng thầu Dự án PPP cao tốc Dầu Giây - Tân Phú vốn hơn 8.400 tỷ đồng
Theo báo cáo mới đây của UBND TP.HCM, liên quan Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) đầu tư, Tổ công tác của Chính phủ do Phó thủ tướng Trần Lưu Quang làm tổ trưởng đã đưa ra ba cách gỡ vướng dự án chống ngập.
UBND TP.HCM đang nghiên cứu để đề xuất áp dụng phương pháp khả thi nhất.
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng khởi công giữa năm 2016, mục tiêu kiểm soát ngập do triều, ứng phó biến đổi khí hậu cho 570 km2 với khoảng 6,5 triệu dân ven sông Sài Gòn và trung tâm TPHCM. Đây được xem là dự án chống ngập có quy mô vốn lớn nhất thành phố.
Công trình hoàn thành hơn 90% nhưng phải tạm dừng. Nguyên nhân là do đã hết thời hạn giải ngân tái cấp vốn từ tháng 9/2020 nên Ngân hàng Nhà nước dừng giải ngân cho Ngân hàng BIDV để tiếp tục cho nhà đầu tư vay thực hiện dự án.
Vào năm 2021, Thủ tướng đã đồng ý cho TP.HCM tiếp tục triển khai dự án theo cơ chế đặc thù và các thủ tục cũng được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Đến tháng 1/2023, UBND TPHCM ký kết phụ lục hợp đồng BT và biên bản thỏa thuận với nhà đầu tư dự án.
Tuy nhiên, những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện. Cụ thể, cơ chế thanh toán hợp đồng BT chỉ cho thanh toán bằng đất, trong khi dự án chống ngập do triều được cơ chế đặc thù là thanh toán bằng quỹ đất và ngân sách. Cơ sở pháp lý để thanh toán bằng cả đất và tiền vẫn còn vướng về cơ sở pháp lý.
![]() |
UBND TP.HCM đang nghiên cứu để tìm phương án khả thi nhất nhằm "cứu" dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng. |
Hồi tháng 5/2024, Ngân hàng BIDV có văn bản gửi UBND TP.HCM thông tin, khoản vay Dự án này đã được ngân hàng tài trợ khoảng 7.095 tỷ đồng. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại khoản vay đã quá hạn trả nợ gốc 6.008 tỷ đồng, tương đương 84,6% tổng dư nợ cho vay. Trong đó BIDV đã phải thu xếp nguồn vốn thương mại để trả nợ vay tái cấp vốn 4.091 tỷ đồng cho Ngân hàng Nhà nước.
Vì vậy, BIDV đề nghị lãnh đạo UBND TP.HCM chỉ đạo các đơn vị sớm xây dựng phương án để báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, tháo gỡ cho dự án ngăn triều 10.000 tỷ được triển khai thi công trở lại; bố trí nguồn thanh toán để Trungnam Group trả một phần nợ đến hạn cho BIDV theo quy định.
Về phần mình, Trungnam Group cho hay, việc tạm dừng và kéo dài dự án do các vướng mắc tự doanh nghiệp không thể giải quyết được và cũng không thuộc trách nhiệm của đơn vị. Tuy nhiên, điều này làm phát sinh lãi vay mỗi ngày gần 2 tỷ đồng.

-
TP.HCM muốn đầu tư thêm bãi chôn lấp rác dự phòng rộng 14 ha tại Củ Chi -
Xác định nhà đầu tư trúng thầu Dự án PPP cao tốc Dầu Giây - Tân Phú vốn hơn 8.400 tỷ đồng -
Tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo -
Thiếu nguồn lực, dự án 800 tỷ đồng ở Quảng Ngãi chậm triển khai -
Vĩnh Long lập Tổ đôn đốc tiến độ dự án đầu tư cầu Đình Khao vốn 2.971 tỷ đồng -
Hình ảnh mới nhất của Nhà ga T3 - Sân bay Tân Sơn Nhất trước ngày đón chuyến bay đầu tiên -
Có khung giá, nhà đầu tư dự án điện mặt trời vẫn thận trọng
-
Gắn kết phát triển kinh doanh với trách nhiệm cộng đồng
-
CMC tại WIS 2025: Bước tiến chiến lược trong hành trình Go Global
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Doanh nghiệp chung tay đưa điện mặt trời đến vùng cao
-
Thị trường tín dụng bứt tốc: Tín hiệu phục hồi mạnh mẽ trong ba tháng đầu năm 2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Chế biến chế tạo