-
Việt Nam tăng nhập khẩu điều từ Campuchia -
Giải bài toán sắm Tết thảnh thơi, vui xuân an nhàn cho các gia đình hiện đại -
Sức mua hàng ngày cận Tết tăng cao, thêm nhiều ưu đãi -
Trung Quốc sửa đổi Lệnh 248 về thực phẩm nhập khẩu -
Năm 2024, Việt Nam nhập khẩu 63,8 triệu tấn than -
Mua sắm xuyên Tết tại AEON: tăng giờ hoạt động, hàng hóa đủ đầy
Tăng trưởng nhẹ trong 6 tháng đầu năm
Ngày 5/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM đã tổ chức hội nghị sơ kết nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Đồng thời triển khai chương trình phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hội nghị sơ kết nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. |
Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM, 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của TP.HCM ước đạt gần 5,03 tỷ đồng, tăng 0,19% so với cùng kỳ năm 2023.
Về tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh phân tán quy đổi, tổng diện tích đất có rừng và cây lâm nghiệp phân tán hơn 38.800 ha. Tỷ lệ che phủ rừng và cây lâm nghiệp phân tán nửa đầu năm đạt 17,56%, bằng cùng kỳ.
Về diêm nghiệp, diện tích sản xuất muối tại huyện Cần Giờ là hơn 1.500 ha, tổng số hộ sản xuất muối toàn TP.HCM là 688 hộ. Trong đó, tổng sản lượng muối thu hoạch đạt hơn 123.500 tấn.
Ngoài ra, từ Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, đến nay, TP.HCM có 148 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP của 62 chủ thể. Trong đó, có 36 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 112 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao.
Theo ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM, các hoạt động xúc tiến thương mại đã tạo điều kiện cho người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia trưng bày, quảng bá và giới thiệu các mô hình, sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ, VietGAP, OCOP, sản phẩm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao. Nhờ đó, TP.HCM vẫn ghi nhận sự tăng trưởng nhẹ.
Đặt mục tiêu tăng tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM đặt nhiều chỉ tiêu đến cuối năm 2024 như: Tốc độc tăng GRDP và tốc độ gia tăng giá trị sản xuất đạt 1-1,5%; giá trị sản xuất đạt 590-650 triệu đồng/ha.
Với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, TP.HCM đặt mục tiêu tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao trên tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của TP.HCM đạt từ 44-46%.
TP.HCM đặt mục tiêu tăng giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. |
Theo ông Đinh Minh Hiệp, mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tăng GRDP và giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản đạt bình quân 1-1,5%/năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 45-50% tổng giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, thủy sản. Trong đó, giá trị sản xuất bình quân trên ha đất canh tác nông nghiệp đến năm 2025 đạt 650-750 triệu đồng/năm.
“Đặc biệt, mục tiêu đến năm 2025, TP.HCM sẽ có từ 240 sản phẩm OCOP trở lên được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 45% sản phẩm được chứng nhận đạt 4 - 5 sao. Đưa tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản xuất - tiêu thụ dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 30%”, ông Hiệp chia sẻ.
Hiện địa bàn huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè có diện tích đất nông nghiệp đến năm 2025 còn khoảng hơn 18.000 ha (huyện Bình Chánh hơn 14.000 ha và huyện Nhà Bè gần 4.000 ha). Vì vậy, khi TP.HCM định hướng phát triển khu vực này trở thành đô thị công nghiệp và dịch vụ logistics, giữ vai trò quan trọng kết nối với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì khu vực thị trấn, thị tứ, khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất… được khuyến khích phát triển các mô hình nông nghiệp không gian hẹp, tầng cao.
Với địa bàn huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn, với diện tích đất nông nghiệp đến năm 2025 đạt hơn 33.000 ha và đến năm 2030 còn khoảng 20.000 ha. TP.HCM định hướng phát triển khu vực này sẽ trở thành đô thị nông nghiệp công nghệ cao, giữ vai trò quan trọng kết nối với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ và Vương quốc Campuchia...
-
Bộ Công thương kiểm tra cung ứng xăng dầu Tết Ất Tỵ 2025 -
Sức mua hàng ngày cận Tết tăng cao, thêm nhiều ưu đãi -
Điều hành giá xăng dầu dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Trung Quốc sửa đổi Lệnh 248 về thực phẩm nhập khẩu -
Khuyến nghị hành khách đến sân bay sớm dịp cao điểm Tết -
Giá xăng giảm sau 3 lần tăng liên tiếp -
Năm 2024, Việt Nam nhập khẩu 63,8 triệu tấn than
-
1 Tết không nghỉ trên các công trình nguồn điện trọng điểm -
2 “Nóc nhà Đông Dương” chìm trong tuyết trắng những ngày cận Tết -
3 Hà Nội: Đậm đặc các chương trình văn hóa, du lịch đặc sắc dịp Tết Ất Tỵ 2025 -
4 Chuyện chưa kể về cuộc trường chinh mang tên đường sắt tốc độ cao -
5 Doanh nghiệp của ông trùm hàng hiệu xin đầu tư mở rộng Sân bay Phú Quốc
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết