-
Quảng Phú Cầu - Điểm nhấn làng nghề ngoại đô Hà Nội -
Du lịch Tết Nguyên đán 2025: Lượng tìm kiếm chỗ ở của khách quốc tế tăng 139% -
Bình Định thiếu chỗ để khách “tiêu tiền” -
Trong 10 năm, có hơn 7.500 du khách, nhà thám hiểm chinh phục hang Sơn Đoòng -
Loạt điểm đến Sun World nhuộm sắc đỏ cờ mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam -
Đề xuất mở rộng đối tượng miễn phí tham quan phố cổ Hội An
Đẩy mạnh tour, tuyến về sản phẩm sông nước
Qua Lễ hội Sông nước TP.HCM lần thứ nhất năm 2023, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng TP.HCM sẽ có nhiều sản phẩm đa dạng, đặc sắc hơn để du lịch đường sông không chỉ là “tiềm năng” mà trở thành sản phẩm tạo sự khác biệt.
Do đó, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch với du khách trong nước và quốc tế. Đồng thời, kết nối hành trình trải nghiệm trên sông và các tour, tuyến từ TP.HCM đến các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ, tạo nên những mô hình kinh tế du lịch đa dạng và phát triển.
Doanh nghiệp đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm du lịch thông qua Lễ hội Sông nước TP.HCM để kích cầu du lịch. |
Bà Trần Thị Bảo Thu, Giám đốc tiếp thị truyền thông Công ty Lữ hành Vietluxtour cho biết, với sản phẩm tour chính là các tuyến tham quan sông Sài Gòn bằng du thuyền, mỗi tháng doanh nghiệp triển khai được khoảng 3-4 đoàn khách, tuỳ thời điểm.
Theo bà Thu, so với năm 2019, lượng khách hiện vẫn chưa thể so sánh với thời điểm trước dịch nhưng hiện nay, lượng khách inbound nói chung và khách tham gia tour du ngoạn sông Sài Gòn nói riêng có xu hướng tăng khá tốt, đặc biệt có tiềm năng với cả cả du khách nội địa và quốc tế.
“Các chương trình tham quan sông nước Sài Gòn là một trong những sản phẩm khá đặc sắc được Công ty giới thiệu trong dịp này và đi kèm với chùm city tour đến du khách như một câu chuyện về thành phố hơn 300 năm tuổi từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Do đó, khi tham gia chương trình kích cầu du lịch TP.HCM, Vietluxtour sẽ có ưu đãi giảm giá 15%/sản phẩm từ tháng 7-11/2023”, bà Thu chia sẻ.
Về tour du lịch quận, huyện kết hợp với sản phẩm du lịch sông nước, Công ty cổ phần Dịch vụ Lữ hành Chim Cánh Cụt đang khai thác sản phẩm trên kênh Nhiêu Lộc với tour Sử xanh, Lãng mạn trên dòng kênh huyền thoại… hay tour Ngắm hoàng hôn trên sông trong sản phẩm du lịch quận 4, tham quan khu bến cảng tại tour huyện Nhà Bè… Song song, doanh nghiệp tiếp tục khai thác các sản phẩm đã được hình thành và phát triển tại huyện Củ Chi và đảo Thiềng Liềng, huyện Cần Giờ thông qua phương tiện cano…
Ông Trần Quang Duy, Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ Lữ hành Chim Cánh Cụt chia sẻ: “Nhân Lễ hội Sông nước, từ ngày 1-15/8, doanh nghiệp sẽ có các chương trình ưu đãi giảm giá từ 10-15% cho từng sản phẩm du lịch đường sông”.
Doanh nghiệp kỳ vọng nâng cao chất lượng
Sự kiện lễ hội sông nước diễn ra trong thời điểm này đã tạo điều kiện khá thuận lợi cho doanh nghiệp lữ hành, dịch vụ vì có thể kích cầu được nhu cầu du lịch nội địa và chuẩn bị đa dạng, đặc sắc hơn chuỗi sản phẩm sông nước dành cho khách quốc tế trong mùa cao điểm sắp tới.
Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Bảo Thu, sản phẩm du lịch đường sông của TP.HCM hiện còn hạn chế ở loại hình và sự đa dạng hoá, mới mẻ nên đa phần chỉ phục vụ du khách một lần, khó tiếp thị lại. Do đó, sản phẩm du lịch nội đô cần được đa dạng hơn, thường xuyên làm mới và quảng bá tốt thì mới có thể thu hút không chỉ du khách quốc tế mà cũng hấp dẫn du khách tại địa phương.
Cần thêm nhiều chính sách để sản phẩm du lịch đường sông khơi thông. |
Vì vậy, để gia tăng các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết, TP.HCM đang thực hiện công tác cập nhật quy hoạch đường thủy từ quy hoạch của khu vực và quy hoạch của Thành phố để cuối năm trình quy hoạch chung.
“Từ cơ chế đất đai, cập nhật quy hoạch, cơ chế thu hút, kêu gọi nhà đầu tư thì chúng ta sẽ có một sản phẩm quảng bá thông tin về sông Sài Gòn, về đô thị sông nước của TP.HCM để xứng tầm trong tương lai”, bà Hoa chia sẻ.
Ngoài ra, Sở Du lịch đang khẩn trương phối hợp Sở GTVT đưa vào khai thác các cầu cảng 2,3,4 và cầu cảng B của Ba Son trong thời gian tới. Khi cầu cảng này được đưa vào sử dụng sẽ phát triển thêm tàu nhà hàng, tàu lưu trú trên sông, tàu phục vụ du lịch. Đặc biệt, ngành du lịch xin cấp phép vị trí neo đậu trên sông Sài Gòn và đưa sử dụng 12 vị trí neo đậu trên địa bàn Cần Giờ.
-
Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2024 tăng 39,5% -
Trong 10 năm, có hơn 7.500 du khách, nhà thám hiểm chinh phục hang Sơn Đoòng -
Loạt điểm đến Sun World nhuộm sắc đỏ cờ mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam -
Đề xuất mở rộng đối tượng miễn phí tham quan phố cổ Hội An -
Băng dày 5 mm phủ đỉnh Fansipan, hiện tượng kỳ thú những ngày đầu năm mới 2025 -
30 năm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long -
Hai di tích trong khu phố cổ Hà Nội thu phí tham quan từ ngày 2/1
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả