
-
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới sau hợp nhất
-
Đồng Nai chấp thuận cho doanh nghiệp lập dự án đường trên cao dọc Quốc lộ 51
-
Quảng Ngãi: Chấp thuận chủ trương đầu tư 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng
-
TP.HCM vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Đảm bảo việc đầu tư xây dựng dự án không bị gián đoạn
-
Thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh -
Sun Group đề xuất làm tuyến đường ven sông và tuyến metro theo hình thức BT tại TP.HCM
Trả lời câu hỏi của các đại biểu liên quan đến tiến độ xây dựng dự án cầu Cần Giờ, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Thành phố cho biết huyện Cần Giờ có thuận lợi để phát triển giao thông xanh, thành phố du lịch. Nhưng để phát triển được thì hạ tầng phải đi trước và vấn đề được cử tri, lãnh đạo Thành phố nhìn nhận là phải ưu tiên xây dựng cầu Cần Giờ.
Với dự án này, các cơ quan chuyên môn đã cơ bản hoàn thành việc lập báo cáo tiền khả thi với dự án và xin ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải. Ngoài ra, Sở cũng đang cùng với huyện Cần Giờ rà soát chi phí giải phóng mặt bằng.
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM trả lời chất vấn của các đại biểu HĐND Thành phố. Ảnh: Thành Nhân |
Dự án dự kiến có quy mô đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng.
Dự án cầu Cần Giờ lúc trước dự kiến kết hợp đầu tư giữa hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), với nguồn vốn khoảng 7.600 tỷ đồng và BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) khoảng 2.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) loại hình thức BT, công trình phải tìm nguồn vốn đầu tư khác.
Ông Lâm cho biết hiện Sở đang nghiên cứu đầu tư dự án theo hợp đồng BOT, hợp đồng BT (theo hình thức trả bằng tiền theo cơ chế của Nghị quyết 98 của Quốc hội) hoặc đầu tư công.
Về hình thức thực hiện, ông Lâm cho biết dự án có lấy kinh nghiệm từ dự án đường Vành đai 3 để thực hiện, trong đó tách dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và dự án đầu tư xây dựng riêng để đẩy nhanh tiến độ.
Dự kiến, dự án sẽ trình HĐND Thành phố thông qua chủ trương đầu tư vào cuối năm 2023, khởi công xây dựng vào ngày 30/4/2025.
Dự án Cầu Cần Giờ có tổng chiều dài toàn tuyến hơn 3,6 km, bắc qua sông Soài Rạp, nối huyện Cần Giờ qua Nhà Bè vào trung tâm Thành phố. Cầu có quy mô 6 làn xe. Công trình thiết kế dây văng 1 trụ tháp, phác họa hình tượng cây đước (đặc trưng của huyện Cần Giờ), sử dụng lan can hình tượng sóng biển, các trụ đèn chiếu sáng tạo nên hiệu ứng rừng đước khi đi qua cầu, đồng thời thiết kế chiếu sáng nghệ thuật cho cầu.
![]() |
Phối cảnh cầu Cần Giờ. |
Cách đây 6 năm, Thủ tướng đồng ý giao Bộ Giao thông - Vận tải rà soát, bổ sung dự án này vào Quy hoạch Phát triển giao thông vận tải Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn sau năm 2020. Thành phố sau đó tổ chức tuyển chọn phương án thiết kế cầu. Trong 17 thiết kế đưa ra, cầu có kiến trúc dây văng một trụ tháp hình cây đước - đặc trưng của Cần Giờ được chọn.
Năm 2022, Sở Giao thông - Vận tải kiến nghị UBND Thành phố giao nhiệm vụ, bố trí vốn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nhằm sớm triển khai cầu Cần Giờ. Công trình khi hình thành sẽ phá thế độc đạo của phà Bình Khánh, tăng kết nối Nam Sài Gòn với Cần Giờ - huyện đảo duy nhất ở Thành phố. Ngoài đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương hàng hoá, công trình sẽ thúc đẩy phát triển dự án khu lấn biển, khu đô thị du lịch Cần Giờ.
Song song với việc nghiên cứu thực hiện dự án cầu Cần Giờ, tư lệnh ngành Giao thông - Vận tải Thành phố cho biết sẽ nghiên cứu dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, nghiên cứu hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối của huyện Cần Giờ.
Thành phố đã kiến nghị đưa nhiều giải pháp khác để phát triển hạ tầng giao thông như hình thức đầu tư PPP, đồng thời sẽ thúc đẩy phát triển giao thông TOD để khai thác hiệu quả các quỹ đất dọc các dự án, tạo nguồn lực đầu tư phát triển như tại dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, các tuyến metro, đường vành đai 3…
Liên quan đến tiến độ thực hiện tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), ông Trần Quang Lâm cho biết đây là công trình trọng điểm quốc gia. Dự án dự kiến hoàn thành dự án trong năm 2023 và đưa vào vận hành khai thác an toàn, hiệu quả vào năm 2024.
Đến thời điểm này, Ban Quản lý đường sắt đô thị Thành phố đã công bố mẫu thẻ IC thông minh sử dụng để đi tuyến đường sắt đô thị metro số 1. Việc ứng dụng thẻ thông minh sẽ giúp việc vận hành tuyến Metro thuận tiện nhất.
Về công tác phòng cháy chữa cháy, ông Trần Quang Lâm cho rằng, rút kinh nghiệm trước đây tại hầm Thủ Thiêm, khi đưa tuyến metro số 1 vào vận hành, các cơ quan chức năng phải nghiên cứu kỹ phương án, các kịch bản để đảm bảo phòng cháy chữa cháy trong mọi tình huống.

-
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới sau hợp nhất
-
Đồng Nai chấp thuận cho doanh nghiệp lập dự án đường trên cao dọc Quốc lộ 51
-
Quảng Ngãi: Chấp thuận chủ trương đầu tư 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng
-
TP.HCM vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Đảm bảo việc đầu tư xây dựng dự án không bị gián đoạn
-
Thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh -
Sun Group đề xuất làm tuyến đường ven sông và tuyến metro theo hình thức BT tại TP.HCM -
Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát đề xuất quy hoạch đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh -
Cộng hưởng sức mạnh để hút vốn FDI -
Chỉ đạo nóng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại công trường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh -
Bước đầu thống nhất xây dựng cầu Cần Thơ 2 vượt sông Hậu quy mô 6 làn xe -
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án lớn tại Khu kinh tế Vân Phong
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn