Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
TP.HCM: Được "bơm vốn", dự án Metro số 1 cấp tập thi công trở lại
Gia Huy - 27/02/2019 17:23
 
Sau khi được UBND TP.HCM chấp nhận tạm ứng 1.000 tỷ đồng và đang xem sét tiếp tục tạm ứng thêm tiền cho dự án để đáp ứng nhu cầu hơn 7.000 tỷ đồng năm 2019. Dự án Metro số 1 nhanh chóng chở lại thi công mạnh mẽ.
Dự án Metro số 1 bắt đầu tái khởi động thi công trở lại từ đầu năm 2019, các hạng mục khởi động mạnh nhất đến từ khu vực nhà ga Bến Thành - Nhà Hát TP - Ga Ba Son.
Dự án Metro số 1 bắt đầu tái khởi động thi công trở lại từ đầu năm 2019, các hạng mục khởi động mạnh nhất đến từ khu vực nhà ga Bến Thành - Nhà Hát TP - Ga Ba Son.

Trưởng Ban Quản lý Đường sắt đô thị Bùi Xuân Cường cho biết, dự án tuyến metro số 1 tổng khối lượng thực hiện đến nay đạt khoảng 62%, một số gói thầu đạt tỷ lệ cao, như gói thầu CP2 (đoạn trên cao và depot) đạt 79,6%, gói thầu CP1b (đoạn ngầm từ ga Nhà hát TP đến ga Ba Son) đạt 71%, gói thầu CP1a (đoạn ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát TP) đạt 54,4%…

Cũng theo ông Cường cho biết mục tiêu năm 2019, tuyến metro số 1 phải đạt 18% tiến độ, nâng tiến độ toàn dự án lên 80%. Nhu cầu vốn ODA dự kiến cấp năm 2019 cho tuyến metro số 1 là 7.257 tỷ đồng, cộng với việc thanh toán khối lượng thực hiện năm 2018 chuyển sang thanh toán năm 2019 là 2.245 tỷ, nâng tổng nhu cầu vốn năm 2019 cho dự án này là 9.502 tỷ. Nếu đươc đáp ứng vốn kịp thời thời thì dự kiến vào tháng 11.2020 dự án sẽ hoàn thành và đưa vào chạy thử.

Mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM sau khi khảo sát dự án metro số 1 cho biết trước mắt, thành phố sẽ tạm ứng kinh phí cho các nhà thầu thực hiện dự án đúng tiến độ.

Được biết, dự án được triển khai năm 2006. Dự án do Cục Đường sắt Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần tư vấn thiết kế GTVT phía nam (Tedi South) là đơn vị được giao lập dự án.

Tuyến metro số 1 dài gần 20 km đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP.HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương).

Khi hoàn thành, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên được kỳ vọng góp phần làm giảm tình trạng kẹt xe ở cửa ngõ phía đông thành phố. Ngoài ra, dự án góp phần thúc đẩy TP.HCM phát triển bền vững, xứng đáng là đô thị hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trên cơ sở kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của Bộ Giao thông vận tải, tháng 4/2007, UBND TP.HCM phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư tương đương 17.388 tỉ đồng.

Tuy nhiên, đến năm 2009, mức đầu tư dự án được đơn vị tư vấn NJPT của Nhật Bản cập nhật, tính toán lại, lên tương đương 47.325 tỉ đồng.Trong đó, vốn vay ODA của Nhật chiếm tới 88,4%, tương đương 41.834 tỉ đồng, còn lại là vốn đối ứng của TP.HCM. Với việc tính toán điều chỉnh này, dự án phải mất 6 năm sau khi đề xuất mới chính thức được khởi công lại.

Tới tháng 8/2012 dự án chính thức khởi công xây dựng. Ban đầu công trình dự kiến đưa vào khai thác vào năm 2017 nhưng do vướng mắc trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và thiếu vốn khiến thời gian hoàn thành tuyến metro số 1 lùi đến đến năm 2020.

Để thu xếp được nguồn vốn sau khi dự án được điều chỉnh lên, Bộ Tài chính đã ký kết với nhà tài trợ 3 hiệp định vay, với tổng vốn đã ký kết là 155.364 triệu yên, tương đương 31.208 tỉ đồng.

Vốn từ ngân sách thành phố chiếm 11,6% tổng mức đầu tư, khoảng 27.458 triệu yên, tương đương 5.491,6 tỉ đồng. Ngày 20/4/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyết định về giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 vốn ngân sách nhà nước. Trong đó, bố trí kế hoạch vốn ODA nguồn ngân sách trung ương cho dự án 7.500 tỉ đồng.

Tuy nhiên, theo tiến độ triển khai các gói thầu, tổng nhu cầu vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của dự án là 28.000 tỉ đồng, do đó cần bổ sung 20.500 tỉ đồng. Nhưng vì việc điều tiết vốn ODA cho dự án nên dự án đước trước nguy cơ vỡ kế hoạch hoàn thành như dự kiến.

Bước vào đầu năm 2019, UBND TP.HCM tích cực giải quyết vốn cho dự án nên tiến độ dự án bắt đầu tái khởi động lại.

Bến đầu nhà ga Bến Thành được thi công năm 2016, tới nay đã hoàn thành 55,5% tiến độ.

Gói thầu 1A: “Xây dựng đoạn ngầmtừ nhà ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố” gồm nhà ga Trung tâm Bến Thành và đoạn ngầm từ Nhà ga Bến Thành đến Nhà ga Nhà hát thành phố) được thi công năm 2016, tới nay đã hoàn thành 55,5% tiến độ.

Nhà ga Bến Thành được thiết kế 2 khu. Khu cuối cùng gồm 2 tầng chìm, hiện đã hoàn thành xong việc đổ bê tông.
Gói thầu 1A được thiết kế 2 khu. Khu cuối cùng gồm 2 tầng chìm, hiện đã hoàn thành xong việc đổ bê tông.
Ga Bến Thành hiện là khu vực có lượng thi công lớn nhất. Dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020.
Gói 1A hiện là khu vực có lượng thi công lớn nhất. Dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020.
Khu nhà ga số 2 của Bến Thành gồm 4 tầng hầm. Hiện đang thi công khâu đổ bê tông từng hầm.
Khu nhà ga số 2 của Bến Thành gồm 4 tầng hầm. Hiện đang thi công khâu đổ bê tông từng hầm.
Chiều sâu của ga Bến Thành lên tới 32m.
Chiều sâu của ga Bến Thành lên tới 32m.
Tiến độ hoàn thành sớm nhất là nhà ga trước nhà hát TP.HCM.

Gói thầu 1b : “Xây dựng đoạn ngầm từ Nhà ga Nhà hát thành phố đến Ba Son”, gồm hai nhà ga ngầm và 780 m đào bằng khiên đào TBM): Ban Quản lý Đường sắt đô thị đã ký hợp đồng gói thầu 1b với Liên danh nhà thầu Shimizu-Meada vào ngày 21.7.2014, khởi công xây dựng từ ngày 21.8.2014. Đã triển khai thi công đồng bộ ga Nhà hát thành phố và ga Ba Son. Đây là gói thầu có tiến độ xây dựng hoàn thiện nhất hiện nay.

Các tầng chìm đang trong giai đoạn hoàn thiện, đây là khu vực thiết kế phòng bán vé, trong tâm thương mại...
Các tầng chìm đang trong giai đoạn hoàn thiện, đây là khu vực thiết kế phòng bán vé, trong tâm thương mại...
Hệ thống đường sắt ngầm cũng đã hoàn thiện và trong giai đoạn nắp đặt hệ thống điện, đường ray.
Hệ thống đường sắt ngầm cũng đã hoàn thiện và trong giai đoạn nắp đặt hệ thống điện, đường ray.
Hệ thống đường sắt ngầm này nối từ ga Ba Son ra ga nhà hát TP.
Hệ thống đường sắt ngầm này nối từ ga Ba Son ra ga nhà hát TP.
Đối với hệ thống đường sắt trên cao từ ga Ba Son tới ga cuối Suối Tiên hiện đã hoàn thiện xong phần nắp ráp đường trên cao.
Đối với hệ thống đường sắt trên cao từ ga Ba Son tới ga cuối Suối Tiên hiện đã hoàn thiện xong phần nắp ráp đường trên cao.
Các trạm dừng cũng đã xây dựng xong phần thô và chờ hoàn thiện là đưa vào sử dụng. Theo Ban quả lý

Các trạm dừng cũng đã xây dựng xong phần thô và chờ hoàn thiện là đưa vào sử dụng. Theo Ban quả lý đường sắt đô thi TP.HCM thì các gói thầu này cũng sẽ tái khởi động trong năm 2019 và hòa thành đầu năm 2020.

Hệ thống đường sắt trên cao cũng đã hoàn thiện và chờ nắp đường ray.
Hệ thống đường sắt trên cao cũng đã hoàn thiện và chờ nắp đường ray.
Tuyến cuối Suối Tiên cũng đang trong giai đoạn tích cực hoàn thiện.
Tuyến cuối Suối Tiên cũng đang trong giai đoạn tích cực hoàn thiện.
Tổng chiều dài khoảng 19,7 km (2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao) với 14 (3 ga ngầm và 11 ga trên cao). Theo dự kiến, Dự án sẽ hoàn thiện và chạy thử vào tháng 11.2020.
Tổng chiều dài khoảng 19,7 km (2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao) với 14 (3 ga ngầm và 11 ga trên cao). Theo dự kiến, dự án sẽ hoàn thiện và chạy thử vào tháng 11.2020.
Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TP.HCM muốn TP ứng 2.158,5 tỷ đồng cho dự án Metro số 1
Tại buổi giao ban giữa UBND TP.HCM và Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TP.HCM, ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Ban Quản lý Đường sắt Đô thị đã đề...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư