-
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít
Theo số liệu của Cục Thống kê TP.HCM, so với tháng 5/2023, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của TP.HCM tăng 0,17% do giá cả hàng hóa tăng.
Trong đó, có 8/11 các nhóm tăng so với tháng trước, tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với 0,51% và có 2/11 nhóm hàng hóa là dịch vụ bưu chính viễn thông giảm 1,24% và dịch vụ văn hóa, giải trí, du lịch giảm 0,36%.
Tính riêng tháng 6/2023, chỉ số giá tiêu dùng của TP.HCM tăng 2,36% so với tháng 6/2022. |
Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,51% gồm: Nhóm lương thực tăng 0,11%, chủ yếu do giá ngô, sắn, khoai và một số lương thực chế biến tăng giá; nhóm thực phẩm tăng 0,37%, trong đó, thịt lợn tăng 1,05%, thịt gia cầm tăng 0,45%, trứng các loại tăng 1,38%, các loại đậu và hạt tăng 1,39%, rau tươi, khô và chế biến tăng 1,23% do thời tiết mưa nhiều và nguồn cung giảm… Do chi phí nguyên liệu đầu vào tăng nên dịch vụ ăn uống ngoài gia đình cũng tăng khá với mức 0,78%.
Ngoài ra, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,31%, trong đó đồ uống không cồn tăng 0,18%, rượu bia tăng 0,11%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,18%, chủ yếu do vải, bít tất các loại, giày dép có sự điều chỉnh tăng giá.
Đặc biệt, nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng tăng 0,13%, chủ yếu do giá điện bình quân tăng 2,65% do tác động của Quyết định số 377/QĐ-EVN ngày 27/4/2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 04/5/2023; dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,68% do chi phí nhân công tăng.
Nhóm giao thông tăng 0,13%, chủ yếu là do nhóm nhiên liệu tăng 0,42% và trong tháng 6/2023 có 3 lần điều chỉnh giá bán xăng, dầu (ngày 1/6/2023, ngày 12/6/2023 và ngày 21/6/2023). So với cùng kỳ năm 2022, bình quân 6 tháng đầu năm 2023 giá xăng, dầu giảm 18,47%, tác động làm CPI chung giảm 0,63 điểm phần trăm.
Chỉ số giá nhóm gas và các loại chất đốt giảm 7,22%, trong đó, giá gas điều chỉnh giảm 20.000-35.500 đồng/bình 12kg, dầu hỏa giảm 2,41%, nước sinh hoạt giảm 0,05%. Nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,24% so với tháng trước chủ yếu do giảm giá bán các mặt hàng điện thoại và phụ kiện, các dịch vụ bưu chính và viễn thông không thay đổi.
So với tháng 6 năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,36%, trong đó nhóm giao thông giảm 11,81% và nhóm dịch vụ bưu chính, viễn thông giảm 0,94%; 9 nhóm còn lại đều tăng giá, nhóm giáo dục tăng cao nhất với mức tăng là 15,23%.
Bình quân 6 tháng đầu năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,73% so với cùng kỳ (bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 2,04%).
-
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Thụy Điển sẽ là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít -
Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3 năm 2024 -
Sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up