-
Bệnh ung thư da đang có xu hướng gia tăng -
Khuyến cáo tiêm vắc-xin để phòng chống dịch bạch hầu -
Tổng giám đốc Vikoda bác bỏ quan điểm chữa ung thư bằng nước kiềm -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ -
Tự ý bó lá chữa gãy xương: Bài học từ ca bệnh thuyên tắc phổi nguy hiểm
Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản về kế hoạch đảm bảo công tác thu dung, điều trị bệnh tay chân miệng (TCM) trên địa bàn TP.HCM.
Từ đầu năm 2023 đến nay, TP.HCM đã tiếp nhận 6.492 trẻ mắc bệnh TCM đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Trong đó, tổng số ca điều trị nội trú là 984 ca, tại các bệnh viện chuyên khoa Nhi ghi nhận 60 trường hợp nặng và 4 trường hợp tử vong (là bệnh nhi từ các tỉnh chuyển đến).
Số ca mắc hiện nay thấp hơn 53,2% so với cùng kỳ năm 2022 và thấp hơn 45,1% so với so mắc tích luỹ cùng kỳ giai đoạn 2018 – 2022. Tuy nhiên, TP.HCM đã ghi nhận sự xuất hiện trở lại của chủng Enterovirus 71 (EV71) là tác nhân gây biến chứng nặng trên các trẻ mắc TCM ở Thành phố và các tỉnh phía Nam.
Tại TP.HCM, các quận huyện có số ca mắc cao là TP Thủ Đức, Bình Tân, Bình Chánh, quận 8 và Tân Phú. Trong đó có 4 quận đồng thời có số ca mắc/100.000 dân cao là quận 8, Bình Tân, Bình Chánh, Tân Phú.
Sở Y tế TP.HCM xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm đáp ứng các tình huống từ 200 - 1.400 ca mắc TCM mỗi ngày. |
Do đó, TP.HCM sẽ chuẩn bị nguồn lực như: Giường điều trị, giường hồi sức tích cực, nhân sự, trang thiết bị, dịch truyền… nhằm sẵn sàng kích hoạt hệ thống điều trị, đáp ứng các tình huống từ 200 - 1.400 ca mắc TCM điều trị nội trú tại các bệnh viện mỗi ngày, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong.
Các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM sẽ huy động nguồn lực sẵn có, đảm bảo phân tuyến điều trị hợp lý giữa các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn được Sở Y tế phân công chuyên tiếp nhận và điều trị người bệnh TCM độ 2a trở lên.
Theo báo cáo của một số bệnh viện tuyến cuối, ước tính trung bình 1 ca TCM nặng sẽ sử dụng 16 lọ Gamma Globulin. Như vậy, dựa vào từng tình huống cụ thể, cần phải dự trù Gamma Globulin đảm bảo sử dụng trong 1 tháng để sẵn sàng điều trị người bệnh nặng.
Ngoài ra, ước tính 1 bác sĩ, 2 điều dưỡng sẽ chăm sóc 30 người bệnh TCM; 1 bác sĩ, 2 điều dưỡng sẽ chăm sóc 5 người bệnh nặng. Vì vậy, tất cả các bác sĩ, điều dưỡng cần được tập huấn hướng dẫn, chẩn đoán điều trị TCM và bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc người bệnh nặng cần được tập huấn hồi sức cấp cứu cơ bản và nâng cao.
-
Tổng giám đốc Vikoda bác bỏ quan điểm chữa ung thư bằng nước kiềm -
Tự ý dừng thuốc, người bệnh bị nhồi máu thận -
Hà Nội: Lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội -
Tin mới y tế ngày 26/11: Bộ Y tế yêu cầu xử lý triệt để dịch bạch hầu -
Bốn ca tử vong, dịch cúm A nguy hiểm thế nào? -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Dịch sởi tăng cao, nhiều ca bệnh chưa tiêm vắc-xin
-
1 Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
2 Bệ đỡ cho M&A tăng tốc năm 2025 -
3 Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
4 Một doanh nghiệp tự nguyện trả lại khu "đất vàng" ở quận 1 TP.HCM -
5 Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung