-
TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
Xây dựng Trung tâm tài chính: TP.HCM và Đà Nẵng đã sẵn sàng -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Trung tâm tài chính là việc mới, việc khó, nhưng khó mấy cũng phải làm -
Nâng cao hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi -
Khánh Hòa thông tin về nguyên nhân 46 dự án phải xác định lại giá đất
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký văn bản chỉ đạo đẩy mạnh tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập đến năm 2025 theo Nghị quyết 19/2017 của Ban Chấp hành Trung ương. Mục tiêu tới năm 2025, Thành phố có tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính.
Theo đó, UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị sự nghiệp công lập đã được phân loại là đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư thì tiếp tục duy trì hoặc giảm tối thiểu đến mức tự đảm bảo chi thường xuyên trong trường hợp tình hình tài chính có biến động không thể đảm bảo được chi đầu tư.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đã được phân loại là đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên thì tiếp tục duy trì và phấn đấu để đạt mức tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.
Các sở, ban, ngành có tỉ lệ đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên trên tổng số đơn vị sự nghiệp trực thuộc đến năm 2021 đạt dưới 15% thì đến năm 2025 phải đạt được tỉ lệ tối thiểu là 17%.
Các quận, huyện có tỉ lệ đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên trên tổng số đơn vị sự nghiệp trực thuộc đến năm 2021 đạt trên 10% thì tiếp tục đẩy mạnh tự chủ tài chính để đạt được tỉ lệ tối thiểu là 20% trong năm 2025.
TP Thủ Đức và các quận, huyện có tỉ lệ đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên trên tổng số đơn vị sự nghiệp trực thuộc đến năm 2021 đạt dưới 10% thì tiếp tục đẩy mạnh tự chủ tài chính để đạt được tỷ lệ tối thiểu là 17% trong năm 2025.
TP.HCM sẽ giải thể cả đơn vị sự nghiệp nếu không hiệu quả |
Giải pháp thực hiện, UBND TP yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập tinh gọn, hiệu quả, cơ cấu lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả, góp phần giảm chi ngân sách nhà nước qua đó tăng dần mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị.
Nghiên cứu tham mưu, hoàn thiện cơ sở pháp lý của từng ngành, lĩnh vực để thực hiện và đẩy mạnh việc đấu thầu, đặt hàng thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách theo quy định.
Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp nhận đặt hàng của các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy.
Ngoài ra, phát huy tối đa công suất và hiệu quả sử dụng tài sản, khai thác các nguồn lực từ tài sản theo đúng quy định của pháp luật để tăng khả năng tài chính.
-
TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
Xây dựng Trung tâm tài chính: TP.HCM và Đà Nẵng đã sẵn sàng -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Trung tâm tài chính là việc mới, việc khó, nhưng khó mấy cũng phải làm
-
Nâng cao hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi -
Khánh Hòa thông tin về nguyên nhân 46 dự án phải xác định lại giá đất -
Bộ Công an có tân Thứ trưởng -
Thủ tướng chỉ thị chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân -
Hai năm liên tiếp Thái Bình thu hút FDI đạt trên 1 tỷ USD -
Phó bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Vinh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2021 - 2026 -
Năm 2025: Đột phá để về đích cả chặng đường 2021-2025
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững