-
Hitachi và MAUR "tháo ngòi nổ" để metro Bến Thành - Suối Tiên về đích -
Khánh Hòa sẽ hợp tác với Hiroshima đào tạo chuyên gia ngành bán dẫn -
Quảng Nam: Chấm dứt dự án khu phố chợ sau 4 năm "nằm trên giấy" -
Đề xuất áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù cho cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc -
Quảng Nam điều chỉnh chủ trương đầu tư và dừng Dự án Nạo vét luồng cảng Kỳ Hà giai đoạn 2 -
Lợi ích bất ngờ từ thu phí điện tử không dừng
UBND TP.HCM vừa có văn bản số 1695/UBND –DA gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính kiến nghị nâng trần đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách của Thành phố.
Dự án cầu Nam Lý, TP. Thủ Đức được đầu tư bằng vốn ngân sách đang phải tạm dừng do vướng mặt bằng |
Trong văn bản, UBND TP.HCM nêu có thể huy động tăng thêm 119.410 tỷ đồng ngoài mức vốn trung hạn 142.557 tỷ đồng được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15/9/2020.
Số tiền 119.410 tỷ đồng này sẽ được huy động tăng thêm từ các nguồn thu như cổ phần hóa, đầu tư từ nguồn sử dụng đất, nguồn thu từ xổ số kiến thiết, thu phí hạ tầng cảng biển…
TP.HCM dự kiến sử dụng số vốn tăng thêm này để bố trí cho các dự án đang thi công có nhu cầu bổ sung vốn trung hạn (bao gồm các dự án phát sinh tăng tổng mức đầu tư) gồm 161 dự án với nhu cầu bổ sung vốn giai đoạn 2021-2025 là 13.950 tỷ đồng.
Đồng thời, bố trí vốn cho danh mục các dự án đầu tư công ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2021-2025, trong đó vốn cho các quận, huyện, TP. Thủ Đức thực hiện các dự án cấp bách là 11.557 tỷ đồng. Bố trí cho các dự án thực hiện theo hình thức PPP và vốn ODA là 20.345 tỷ đồng. Và bố trí cho các dự án cấp bách của Thành phố là 62.071 tỷ đồng.
Ngoài ra, TP.HCM sẽ bố trí vốn cho 3 chương trình đầu tư công quan trọng với nhu cầu bổ sung vốn là 6.791 tỷ đồng. Số vốn còn lại sẽ bố trí cho 5 dự án trước đây đã được bố trí vốn trung hạn để hoàn thành giai đoạn 2021-2025 nhưng gặp vướng mắc nên đã giãn tiến độ, tạm dừng với nhu cầu bổ sung vốn là 4.695 tỷ đồng.
Trường hợp, Thành phố huy động được nhiều hơn số vốn 119.410 tỷ đồng thì dự kiến ưu tiên vốn cho các dự án cấp bách còn lại chưa được bố trí vốn giai đoạn 2021-2025 là 17.816 tỷ đồng.
Bố trí cho các dự án có tính khả thi hoàn thành trong 3 năm tới với nhu cầu vốn là 65.187 tỷ đồng. Và danh mục dự án hoàn thành sau năm 2025 nhu cầu vốn là 44.159 tỷ đồng.
Vì vậy, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét bổ sung mức vốn 119.410 tỷ đồng vào cơ cấu nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 tăng từ 142.557 tỷ đồng lên thành 261.967 tỷ đồng. Nếu được thông qua TP.HCM sẽ có thêm 119.410 tỷ đồng để đầu tư cho các dự án trọng điểm.
-
Quảng Nam điều chỉnh chủ trương đầu tư và dừng Dự án Nạo vét luồng cảng Kỳ Hà giai đoạn 2 -
Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Lợi ích bất ngờ từ thu phí điện tử không dừng -
Cơ chế với dự án điện: Cần rõ ràng, hấp dẫn -
Sửa Luật Đầu tư PPP sẽ tháo gỡ điểm nghẽn cho dự án BT -
Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình kiểm tra tiến độ dự án Trung tâm y tế Quảng Trạch -
Hé lộ nguồn vốn đầu tư tuyến metro Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang