
-
Quý I/2025, các KCN tại Hải Dương thu hút khoảng 419 triệu vốn đầu tư
-
Sẵn sàng đón làn sóng đầu tư trong kỷ nguyên mới
-
Hiến kế hút vốn ngoại vào thị trường Việt Nam
-
Siêu dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Phân vai trách nhiệm cụ thể
-
Long An tổ chức đoàn công tác xúc tiến hợp tác, đầu tư tại Nhật Bản -
Giải quyết dứt điểm tồn tại phát sinh tại dự án cao tốc Vũng Áng-Bùng
Ngày 27/3, UBND TP.HCM có văn bản kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định nhà đầu tư chiến lược phải giải ngân toàn bộ số vốn trong vòng 5 năm đối với Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, được quy định tại Nghị quyết số 98/2023/QH15
Nêu khó khăn vướng mắc khi triển khai Dự án, UBND TP.HCM cho biết, căn cứ vào hồ sơ đề nghị thực hiện dự án do Liên danh Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn và Terminal Investment Limited Holding S.A lập ngày 5/4/2023, tổng vốn đầu tư của Dự án là 113.531 tỷ đồng, thời gian thực hiện là 22 năm.
![]() |
Phối cảnh Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ |
Để đảm bảo tính khả thi nhà đầu tư phân kỳ đầu tư làm 7 giai đoạn, từ năm 2027-2045.
Trong đó giai đoạn 1 (năm 2027) đầu tư 2 bến chính, 7 bến sà lan, tổng mức đầu tư 18.837 tỷ đồng (tương đương 778 triệu USD). Giai đoạn 2, cũng đầu tư 2 bến chính, 2 bến sà lan, tổng mức đầu tư 15.595 tỷ đồng (tương đương 660 triệu USD).
Các giai đoạn còn lại phân kỳ đầu tư cách nhau 3 năm, đến năm 2045 thì hoàn thành toàn bộ.
Tuy nhiên, tại điểm b, khoản 9, Điều 7, Nghị quyết số 98/2023/QH15 quy định “Phải giải ngân vốn đầu tư trong thời hạn 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong thời gian này, nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng dự án”.
TP.HCM cho rằng, quy định này không bảo đảm khả thi đối với các dự án hạ tầng có quy mô lớn, thời gian triển khai dài như dự án Cảng trung chuyển Cần Giờ.
Bởi vì Dự án này có tổng vốn đầu tư đề xuất là 113.531 tỷ (tương đương 4,8 tỷ USD) nên không thể giải ngân hết trong 5 năm.
Vì thế, việc phân kỳ đầu tư đóng vai trò quan trọng đảm bảo tính hiệu quả của Dự án.
Việc đề nghị nhà đầu tư hoàn tất đầu tư toàn bộ bến cảng và đẩy nhanh tốc độ giải ngân trong vòng 5 năm có nguy cơ phá vỡ phương án tài chính của Dự án, không phù hợp với nhu cầu, khả năng hấp thụ của thị trường.
Đồng thời, có nguy cơ phá vỡ quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ảnh hưởng trực tiếp tới việc hoạt động của các cảng lân cận đã được tính toán theo quy hoạch được duyệt.
Do đó, UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét, sửa đổi điểm b khoản 9 Điều 7 Nghị quyết số 98/2023/QH15 theo hướng nhà đầu tư phải giải ngân vốn đầu tư (tối thiểu từ 50.000 tỷ đồng trở lên) trong thời hạn 10 năm kể từ ngày bàn giao đất, mặt nước trên thực địa.
Trong thời gian này, nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng dự án.

-
Giải quyết dứt điểm tồn tại phát sinh tại dự án cao tốc Vũng Áng-Bùng -
Khánh thành nhà máy 1,3 tỷ USD tại Bình Dương; Khởi công Trung tâm Logistics 1.500 tỷ đồng -
Đầu tư 1.199 tỷ đồng hoàn thiện hầm Núi Vung trên cao tốc Bắc - Nam -
Kiến nghị đổi mới cơ chế để thu hút tư nhân đầu tư vào hạ tầng TP.HCM -
Điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 -
Đà Nẵng: Khánh thành trung tâm logistics hiện đại, tiên tiến nhất khu vực miền Trung -
Đà Nẵng có ưu thế vượt trội để trở thành trung tâm tài chính
-
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến sân bay lớn nhất thế giới Đại Hưng
-
Ba loại mặt nạ chống khói phù hợp cho gia đình
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới
-
SeABank thông báo mời thầu