
-
Ninh Thuận khởi động lại phát triển dự án điện LNG Cà Ná
-
TP.HCM khởi công đường nối vào cao tốc Long Thành - Dầu Giây ngày 26/4
-
PV Gas đề xuất phương án cung cấp khí LNG cho nhiệt điện và các khu công nghiệp tại Thái Bình
-
Thu hút đầu tư vào TP.HCM khởi sắc trở lại
-
Xu hướng phát triển khu công nghiệp thế hệ mới -
Cần Thơ khởi công, khánh thành 4 công trình, dự án chào mừng 50 năm thống nhất đất nước
- Vốn tư nhân là nguồn lực cần thiết cho đầu tư y tế
- Đầu tư y tế chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
- TP.HCM trình 5 dự án đầu tư theo hình thức BOT
- TP.HCM kêu gọi doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào tăng trưởng xanh và công nghệ cao
- TP.HCM: Kêu gọi đầu tư dự án giết mổ gia súc rồi đẩy doanh nghiệp tới bờ vực - Bài 1
Sáng 6/12, tại Kỳ họp thứ 13 HĐND TP.HCM khóa X, UBND Thành phố trình danh mục 41 dự án kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) trong lĩnh vực y tế, giáo dục-đào tạo, thể thao và văn hóa.
Theo danh mục đề xuất của UBND TP.HCM có tổng cộng 41 dự án được mời gọi đầu tư theo phương thức đối tác công -tư. Trong đó có 12 dự án trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo; 6 dự án y tế và 23 dự án thể thao và văn hóa.
Đáng chú ý là trong danh mục kêu gọi đầu tư có rất nhiều dự án trong lĩnh vực y tế và thể thao có tổng mức đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất là xây dựng mới sân vận động với sức chứa 50.000 chỗ ngồi có mái che và đường chạy điền kinh với tổng mức đầu tư là 7.000 tỷ đồng.
Tiếp theo là dự án xây dựng mới nhà đua xe đạp lòng chảo tích hợp đường đua xe mô tô kết hợp sân bóng đá ngoài trời, tổng mức đầu tư 4.000 tỷ đồng.
![]() |
Nhiều dự án nằm trong Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc, TP. Thủ Đức được TP.HCM đề xuất mời gọi đầu tư theo hình thức PPP |
Một số dự án khác có tổng mức đầu tư khá lớn như: xây dựng mới học viện bóng đá và cụm 6 sân tập bóng đá ngoài trời, số vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng; xây dựng mới nhà thi đấu quần vượt và cụm sân quần vợt ngoài trời tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng; xây dựng mới cụm hồ bơi thi đấu và tập luyện tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng.
Đối với lĩnh vực y tế, trong tổng số 6 dự án thì có 5 dự án tổng mức đầu tư đều vượt 1.000 tỷ đồng như Khu khám điều trị dịch vụ (khu 2) Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng; xây dựng Bệnh viện đột quỵ TP.HCM tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng…
UBND TP.HCM cho biết, 41 dự án được đề xuất mời gọi đầu tư là những dự án đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như có tính khả thi, sự phù hợp với quy định pháp luật về PPP, có chọn lọc, không trùng lặp với dự án PPP đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án.
Mặc dù là đầu tư theo theo hình thức đối tác công - tư nhưng 41 dự án được đề xuất không có vốn nhà nước tham gia vào các dự án này.
UBND TP.HCM cho rằng, việc thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài Nhà nước sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách Thành phố nhất là trong điều kiện nguồn ngân sách Thành phố còn hạn chế để thực hiện các dự án đầu tư công vì giai đoạn 2021-2025 đầu tư công trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo chỉ chiếm 7,17 %; y tế 8,61%; thể thao văn hóa 2,28%.

-
Xu hướng phát triển khu công nghiệp thế hệ mới -
Cần Thơ khởi công, khánh thành 4 công trình, dự án chào mừng 50 năm thống nhất đất nước -
Hải Phòng, Hải Dương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cụm công nghiệp, khu công nghiệp -
Nhà ga hành khách T3 - Sân bay Tân Sơn Nhất khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên -
Đề xuất xây tuyến đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh vận tốc 300 km/h -
Quảng Ngãi dự kiến lấn biển hơn 127 ha tạo quỹ đất mới làm Sân bay Lý Sơn -
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tu bổ, phục hồi Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép