-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Sau khi Bộ Y tế có công văn về việc phòng chống dịch tại chợ đầu mối, chợ bán lẻ vào ngày 21/7 và Bộ Công thương có công văn về phòng chống dịch tại các chợ vào ngày 22/7, hôm nay (24/7), Sở Công thương TP.HCM đã có văn bản về việc hướng dẫn phòng, chống dịch tại các chợ đầu mối, chợ bán lẻ trong thời gian TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 và đưa ra mô hình mẫu để bán thực phẩm tươi sống an toàn.
Văn bản này được gửi đến UBND Thành phố Thủ Đức cùng các quận,huyện; hai công ty quản lý chợ nông sản Thủ Đức và chợ nông sản Hóc Môn cùng các đơn vị quản lý chợ truyền thống tại TP.HCM.
Cụ thể, Sở Công thương TP.HCM đề nghị UBND Thành phố Thủ Đức cùng các quận,huyện tổ chức phổ biến, triển khai đến các đơn vị quản lý chợ thực hiện đúng Công văn 5858 ngày 21/7 của Bộ Y tế.
Cùng với đó, phương án tổ chức hoạt động chợ và điểm bán nhỏ cần được tính toán, nghiên cứu các mô hình, phương thức tổ chức hoạt động phù hợp với tính hình cụ thể từng địa bàn, tuân thủ nghiêm các yêu cầu trong công tác phòng, chống dịch để đảm bảo an toàn sức khỏe của người dân.
Các đơn vị phải nghiên cứu, áp dụng phương án phân chia tần suất đi chợ của người dân trong khu vực với việc áp dụng “Thẻ đi chợ” để kiểm soát số lượng, phân bổ số người đến theo khung giờ, đảm bảo khống chế lượng khách ra vào chợ phù hợp với số lượng hàng hóa cung ứng và hạn chế tối đa tình trạng tập trung đông người.
Người dân chợ Bình Thới quận 11 chờ phát đến lượt vào chợ (Ảnh minh hoạ: Q.T). |
Tuỳ điều kiện thực tế tình hình cung ứng hàng hóa trên địa bàn có thể trở thành cơ sở để phân chia tần suất đi chợ: cách 02 ngày/lần hoặc cách 03 ngày/lần. Theo đó, mỗi hộ gia đình sẽ được phát 10 hoặc 15 thẻ vào chợ/30 ngày.
Riêng trong các khu phong tỏa, các địa phương thông tin đến người dân về việc mua thực phẩm thiết yếu tại các siêu thị/chợ trong khu phong tỏa với tần suất 02 lần/tuần, sử dụng phiếu đi chợ/siêu thị do chính quyền địa phường cấp.
Đơn vị quản lý chợ, hộ kinh doanh và người lao động/làm việc, người bán hàng phải ký cam kết thực hiện tuân thủ các quy định, hướng dẫn về phòng, chống dịch cũng như bảo đảm an toàn thực phẩm.
Các đơn vị quản lý chợ và hộ kinh doanh cũng phải thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 (theo đúng mẫu Phụ lục hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 5858).
Trường hợp chợ truyền thống khi đánh giá có nguy cơ lây nhiễm, nguy cơ lây nhiễm cao thì cần rà soát khắc phục để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Chợ truyền thống không đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch sẽ phải tạm ngừng hoạt động.
Sơ đồ tham khảo về bố trí các gian hàng kinh doanh tại chợ truyền thống/điểm bán nhỏ (Nguồn: Sở Công thương TP.HCM). |
Kết quả thực hiện nội dung bản cam kết đối với đơn vị quản lý chợ, hộ kinh doanh và người lao động/làm việc, người bán hàng phải được gửi về Phòng Quản lý Thương mại – Sở Công Thương TP.HCM bằng văn bản và email [email protected] trước ngày 30/7/2021.
Đối với các đơn vị quản lý Chợ đầu mối (Thủ Đức và Hóc Môn) có 2 yêu cầu chính.
Thứ nhất, tổ chức các điểm tập kết và trung chuyển hàng hóa tạm thời tại các chợ đầu mối, thực hiện theo phương án được phê duyệt.
Theo đó, tuân thủ các nội dung về địa điểm bố trí, tổ chức phân luồng giao thông, các điều kiện kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo kết quả xét nghiệm âm tính đối với người ra vào, thời gian triển khai và ưu tiên bố trí nơi ăn, nghỉ tại chỗ cho người lao động.
Thứ hai, đơn vị quản lý 2 chợ đầu mối nêu trên phải yêu cầu hộ kinh doanh và người lao động/làm việc, thương nhân, thương lái phải ký cam kết thực hiện tuân thủ các quy định, hướng dẫn về phòng, chống dịch Covid-19 và bảo đảm an toàn thực phẩm.
Việc thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 (theo đúng mẫu Phụ lục hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 5858) cần được đơn vị quản lý chợ và thương nhân kinh doanh thực hiện.
-
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025