-
Nhiều doanh nghiệp đến Đồng Nai đề xuất đầu tư khu công nghiệp -
Phân cấp cho địa phương thực hiện mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ -
Tây Ninh: Tốc độ tăng trưởng GRDP xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố -
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An đạt khoảng 8,3% trong năm 2024
Chảy mạnh vào Hiệp Phước
Hoạt động thu hút vốn FDI ở TP.HCM vừa được hâm nóng với sự kiện Công ty cổ phần Hàng xuất khẩu Cầu Tre ký hợp đồng với doanh nghiệp hạ tầng để triển khai dự án có vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng tại Khu công nghiệp Hiệp Phước. Dự án này là một tổ hợp về chế biến thực phẩm được xây dựng trên diện tích hơn 7 ha, với nhiều hạng mục như: nhà máy chế biến thực phẩm có nhiều xưởng sản xuất với các dây chuyền hiện đại cho nhiều nhóm sản phẩm thực phẩm khác nhau; Trung tâm R&D và Trung tâm an toàn thực phẩm hiện đại…
Công nhân Nhà máy Pepperl+Fuchs ( Đức) sản xuất hàng hóa công nghệ cao tại Khu công nghiệp Tân Thuận (TP.HCM) |
Công ty Cầu Tre hiện có cổ đông lớn nhất là Công ty CJ Cheiljedang Việt Nam, thành viên của Tập đoàn CJ (Hàn Quốc). Mối lương duyên giữa Cầu Tre và CJ đã hoàn tất vào cuối năm 2016 và CJ Cheiljedang Việt Nam đang sở hữu 47% vốn điều lệ của Cầu Tre.
“Cầu Tre là một trong những công ty mà CJ Cheiljedang tập trung đầu tư mạnh mẽ tại Việt Nam. Việc đầu tư xây dựng dự án tại Khu công nghiệp Hiệp Phước phù hợp với chiến lược đầu tư lâu dài của CJ Cheiljedang”, ông Chang Bok Sang, Chủ tịch Công ty CJ Cheiljedang Việt Nam, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Cầu Tre nói và cho biết, dự án này sẽ được đầu tư những công nghệ, trang thiết bị hiện đại nhất, để sản phẩm có thể cạnh tranh tốt nhất, phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.
Trước đó, Khu công nghiệp Hiệp Phước cũng đón một dự án khá lớn của một đại gia đến từ Nhật Bản. Đó là dự án của Công ty TNHH Tsurumi Pump Việt Nam chuyên sản xuất các loại máy bơm và phụ tùng, bộ phận máy bơm, được xây dựng trên diện tích 2,3 ha, với tổng vốn đầu tư 156 tỷ đồng. Đại diện Tsurumi Pump Việt Nam cho biết, Nhà máy có khả năng sản xuất hơn một triệu máy bơm một năm và tạo ra hơn 1.500 loại sản phẩm, phục vụ nhiều thị trường khác nhau. Dự kiến, Dự án sẽ được triển khai xây dựng trong năm 2017 và sẽ đi vào hoạt động tháng 4/2019.
Ông Nguyễn Trường Bảo Khánh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước tự tin cho rằng, dòng vốn đầu tư sẽ chảy mạnh vào Hiệp Phước trong năm nay. Lý do bởi đây là khu công nghiệp có diện tích lớn nhất TP.HCM với diện tích xấp xỉ 1.000 ha. Riêng giai đoạn II của Khu công nghiệp Hiệp Phước có diện tích 597 ha, đang được đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng và có nhiều chính sách hỗ trợ tốt cho nhà đầu tư. Đây cũng là nơi tập trung thu hút đầu tư 4 ngành công nghiệp trọng yếu của Thành phố là chế biến lương thực thực phẩm, hóa chất - cao su, cơ khí và điện tử - công nghệ thông tin.
Xu hướng góp vốn, mua lại cổ phần doanh nghiệp Việt
Thông tin mới nhất về tình hình thu hút vốn FDI TP.HCM, ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 2 tháng đầu năm, Thành phố đã cấp mới giấy chứng nhận đầu tư cho 96 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 119 triệu USD (tăng 6,7% so cùng kỳ năm 2016 về số dự án). Ngoài ra, có 24 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn tăng thêm 59,7 triệu USD.
Tình hình thu hút FDI 2 tháng đầu năm của TP.HCM
Thông tin và truyền thông là lĩnh vực thu hút được nhiều vốn FDI nhất với 50,5 triệu USD, chiếm 42,4% tổng vốn FDI vào Thành phố. Tiếp đến, lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy thu hút 31,92 triệu USD, chiếm 26,8%; công nghiệp chế biến, chế tạo 10,34 triệu USD, chiếm 8,7%; xây dựng 9,86 triệu USD, chiếm 8,3%.
Dự án FDI cấp mới phân theo quốc tịch nhà đầu tư: Malaysia có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất (37,2%) với 44,24 triệu USD. Tiếp theo là Nhật Bản chiếm 20,4% với 24,34 triệu USD; Hà Lan chiếm 13,4% với 16 triệu USD; Thái Lan với 10,33 triệu USD, chiếm 8,7%.
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM
Cũng trong thời gian này, Thành phố đã chấp thuận cho 217 nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp trong các doanh nghiệp Thành phố, với tổng vốn góp đăng ký đạt 264,3 triệu USD, tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ 2016 về vốn. “Tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, thì Thành phố thu hút được 443,1 triệu USD, tăng 61,3% so với cùng kỳ năm 2016”, ông Sử Ngọc Anh cho biết.
Trong thực tế, vài năm gần đây, xu hướng vốn FDI vào TP.HCM đã có sự chuyển dịch từ hình thức 100% vốn nước ngoài sang liên doanh, hợp tác kinh doanh và giờ lại thêm hình thức góp vốn vào dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng. Theo thống kê sơ bộ, chỉ riêng năm 2016, TP.HCM đã chấp thuận cho 1.900 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp trong các doanh nghiệp của Thành phố, với tổng vốn góp đăng ký ước đạt 1,9 tỷ USD.
-
Tây Ninh: Tốc độ tăng trưởng GRDP xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố -
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An đạt khoảng 8,3% trong năm 2024 -
Khánh Hòa gặp khó khi tách dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khỏi dự án đầu tư -
Bước nước rút trên các đại công trường cao tốc -
Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, Hải Dương đón nhiều doanh nghiệp lớn -
Doanh nghiệp đánh giá Đà Nẵng là điểm đến đầu tư hấp dẫn, đáng tin cậy -
Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E phải giải phóng mặt bằng xong trước 1/3/2025
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững