
-
Nghệ An đề nghị giảm phí qua trạm Bến Thủy 1 cho 11 phường, xã
-
Quý I/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 14%, đạt 202,5 tỷ USD
-
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp
-
Xăng RON95 tiến sát 21.000 đồng/lít
-
Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới -
Hàng trăm doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tại Vietnam Expo 2025
Theo Sở Công thương TP.HCM, thời gian qua, tình hình thị trường, chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu diễn biến rất phức tạp, nguồn cung bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đặc biệt với mặt hàng gạo, khi hoạt động xuất khẩu lúa mì của Ukraine bị gián đoạn (chiếm 10% thị trường lúa mì thế giới, 15% ngô và 13% lúa mạch), hàng loạt quốc gia lần lượt áp lệnh cấm xuất khẩu lương thực như Ấn Độ (gạo, lúa mì, đường), Nga (gạo, lúa mì), Thổ Nhĩ Kỳ (ngũ cốc), Kyrgyzstan (ngũ cốc)… mùa màng tại Pakistan không thuận lợi, Thái Lan khuyến khích người dân giảm trồng lúa…
Trước tác động trên, giá lương thực thế giới đã tăng mạnh, trong đó giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng khoảng 40%. Cụ thể, ngày 6/12/2023, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam loại 5% tấm ở mức 663 USD/tấn, tăng 40,2% so đầu năm; gạo 25% tấm ở mức 643 USD/tấn, tăng 41,9% so đầu năm.
Tình hình trên đã tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu gạo, có lợi cho người nông dân. Nhờ đó, Việt Nam đã lập kỷ lục 4 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm 2023, con số cao nhất sau 34 năm gạo Việt tham gia vào thị trường thế giới.
![]() |
Sở Công thương nhận định thị trường gạo trên địa bàn TP.HCM từ nay đến Tết Nguyên đán duy trì ổn định, đảm bảo cân đối cung cầu. |
Tuy nhiên, theo Sở Công thương, giá gạo xuất khẩu tăng cũng đặt ra thách thức lớn đối với nhiệm vụ bình ổn thị trường nội địa. Vì vậy, TP.HCM đã sớm chỉ đạo Sở Công thương theo dõi sát sao diễn biến này vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá gạo trong nước và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lương thực, thực phẩm những tháng cuối năm và Tết Nguyên đán.
Vừa qua Sở Công thương đã tổ chức kiểm tra nguồn hàng gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Qua nhận định của các đầu mối xuất khẩu gạo cho thấy, giá gạo thế giới đang trong xu hướng tăng và khó dự đoán do phụ thuộc nhu cầu của các thị trường lớn và tính toán chiến lược của các nước xuất khẩu khác.
Vì vậy, để tăng nguồn lực bình ổn thị trường gạo, Sở Công thương đã vận động, mời gọi thêm nhiều doanh nghiệp tham gia, đồng hành. Mới đây, có thêm một doanh nghiệp kinh doanh gạo quy mô lớn là Tập đoàn Lộc Trời đã đăng ký tham gia thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường với những cam kết cụ thể như: Cung cấp đủ gạo trong mọi tình huống, giá cả hợp lý, gạo không chất bảo quản, chất lượng an toàn.
Như vậy, với nguồn lực hiện có, gồm các tập đoàn kinh doanh gạo quy mô lớn như Vinh Phát, Lương thực Thành phố, Tấn Vương, Lộc Trời… Đồng thời, với sự chia sẻ thông tin, phối hợp kịp thời của các địa phương vùng nguyên liệu, các hệ thống phân phối lớn của TP.HCM, Sở Công thương nhận định thị trường gạo trên địa bàn Thành phố từ nay đến Tết Nguyên đán duy trì ổn định, đảm bảo cân đối cung cầu.

-
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp -
Xăng RON95 tiến sát 21.000 đồng/lít -
Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới -
Mặt hàng thặng dư thương mại nào cần làm rõ với Mỹ sau khi điều chỉnh thuế quan? -
Việc phải chịu thuế cao từ Mỹ buộc Việt Nam đẩy nhanh chiến lược đa dạng thị trường -
Hàng trăm doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tại Vietnam Expo 2025 -
Hết năm 2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn 6.067 tỷ đồng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort