-
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
VNSteel tiến vào kỷ nguyên xanh
Ông David Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VWS báo cáo về dự án chuyển đổi công nghệ. |
VWS đã sẵn sàng đầu tư
Phát biểu tại buổi làm việc, ông David Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc VWS trình bày Dự án chuyển đổi công nghệ ở Đa Phước có diện tích 12,83 ha, công suất xử lý 3.000 tấn rác thải rắn sinh hoạt hàng ngày.
Mục tiêu dự án là xử lý rác biến rác thải thành điện năng, phân bón lỏng, CNG, phân compost, giảm tỉ lệ chôn lấp tối đa, giảm phát thải khí carbon và khí nhà kính. Dự án nếu đi vào hoạt động sẽ xử lý 1.000 tấn rác đốt phát điện cung cấp 20 MWh và 7 MHw cung cấp điện năng khí sinh học, khí CNG cung cấp 10.200 kg/ngày, cung cấp phân bón lỏng 410 tấn/ngày, 410 tấn phân compost/ngày và sản phẩm cải tạo đất lên đến 900 tấn/ngày
Ưu điểm của công nghệ này là khép kín từ khâu tiếp nhận, xử lý đến khâu tạo ra sản phẩm, tận dụng và xử lý tối đa lượng rác thải đầu vào. Chế biến rác thành điện năng, sản xuất ra nhiều sản phẩm hữu ích giảm thiểu ô nhiễm môi trường như khí hóa lỏng CNG; phân bón; đất sạch phục vụ nông nghiệp… và giảm tỉ lệ chôn lấp tối đa. Hệ thống xử lý khép kín kết hợp bộ lọc sinh học nhằm ngăn ngừa phát tán mùi.
Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 430 triệu USD và cung cấp đơn giá xử lý là 33,6 USD/tấn rác với thời gian thu hồi vốn trong gần 23 năm.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM (thứ hai bên trái) khảo sát tại bãi chôn lấp của VWS. |
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, dự án của VWS có công suất xử lý rác lớn nhất (về đốt và cung cấp sản phẩm từ rác ) tính đến thời điểm này của TP.HCM. Qua thẩm định, các công nghệ xử lý đều rất tiên tiến và hiện đại. Do vậy, Tổ công tác thẩm định đã chính thức đệ trình lãnh đạo TP.HCM xem xét phê duyệt để dự án sớm triển khai các bước tiếp theo.
Thành phố sẽ hỗ trợ thúc đẩy sớm triển khai dự án
Phát biểu chỉ đạo sau khi khảo sát thực tế, ông Nguyễn Thành Phong cho biết, “Thực tế khảo sát vận hành, tìm hiểu về quy mô và công nghệ do VWS triển khai đầu tư tôi thấy ông David Dương cùng đội ngũ chuyên gia đã thể hiện quyết tâm đầu tư cùng với Thành phố để góp phần giải quyết vấn đề môi trường, xử lý rác thải của Thành phố. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận. Điều này thể hiện tâm huyết của nhà đầu tư Việt Kiều về với quê hương”
Đánh giá về công nghệ chôn lấp VWS đang triển khai, ông Nguyễn Thành Phong cho rằng, thực tế VWS áp dụng công nghệ trong thời gian vừa qua là phù hợp. “Chứng kiến nước thải và nhà máy xử lý nước thải ra với công nghệ rất hiện đại, nước ban đầu nhiều tạp chất mà xử lý ra có thể dùng được ngay là một điều đáng ghi nhận”.
Mục tiêu của TP.HCM đến 2020, rác sinh hoạt phải được xử lý theo hướng đốt phát điện 50% và đến năm 2025 thì rác thải xử lý đốt phát điện phải lên đến 75% và chỉ còn 25% là xử lý chôn lấp. Đây chính là mục tiêu hướng tới trong thu hút đầu tư và chuyển đổi các dự án xử lý rác thải tại TP.HCM và VWS cũng không nằm ngoài quỹ đạo này.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM (bên trái) đang nghe giới thiệu hệ thống xử lý nước rỉ rác của VWS |
TP.HCM đang đối diện trước áp lực dân số gia tăng, phát triển kinh tế đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ mới trong xử lý rác. Do vậy, việc yêu cầu chuyển đổi công nghệ là cần thiết và quan trọng. Một điều cần lưu ý nữa là khi chọn lựa công nghệ phải thấu hiểu và am tường về kết cấu rác của TP.HCM để đạt hiệu quả và không tác động xấu đến môi trường.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM (thứ hai bên trái) nghe giới thiệu quy mô dự án VWS |
Về kiến nghị của VWS để sớm triển khai chuyển đổi công nghệ, ông Nguyễn Thành Phong chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phải chủ trì hình thành Hội đồng thẩm định công nghệ và mời ông David Dương trực tiếp trình bày để Hội đồng cho ý kiến để sớm có câu trả lời cho VWS.
“Tất cả các vấn đề khác, tôi sẽ cùng Phó Chủ tịch phụ trách để sớm trao đổi thống nhất theo quan điểm sẵn sàng tháo gỡ khó khăn để nhà đầu tư sớm triển khai dự án. Các sở, ngành chứ năng khẩn trương tìm hướng tháo gỡ cho dự án vận hành và sớm đưa vào hoạt động, đặt biệt là Sở Tài nguyên và Môi trường phải tích cực hơn nữa” ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.
-
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế -
Hành trình tiến đến Net Zero của Heineken Việt Nam -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
Xoay vốn cho chuyển đổi kép
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo