-
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ -
PTC2 tăng cường kiểm tra hệ thống truyền tải điện tại các tỉnh, thành đang mưa lớn -
Phấn đấu nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Bulgaria lên 500 triệu USD -
Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam -
Những nội dung quan trọng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII -
Thành viên Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
TP.HCM là đầu tàu kinh tế, trung tâm thương mại và trung tâm tài chính, cửa ngõ giao lưu quốc tế của cả nước. Theo đánh giá của Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (Đại học Fulbright Việt Nam), trong suốt ba thập niên kể từ đổi mới, TP.HCM luôn duy trì được vị trí tiên phong về phát triển kinh tế. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 9,36% dân số và 0,63% diện tích, nhưng trong năm 2018, Thành phố đã tạo ra khoảng 24% GDP, 26,62% số thu ngân sách, thu hút 22% nguồn vốn FDI của cả nước.
Đặc biệt, xét về hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổng vốn huy động trên địa bàn Thành phố chiếm 27,2% tổng vốn huy động cả nước vào cuối năm 2018. Tổng dư nợ cho vay ở TP.HCM cũng chiếm tới 28,1% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế. Trên thị trường vốn, tổng giá trị vốn hóa tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM chiếm 93,5% tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường.
Vị thế và tầm quan trọng của TP.HCM trong nền kinh tế Việt Nam đặt ra nhu cầu cấp thiết đối với Thành phố và Trung ương trong việc lựa chọn chiến lược phát triển tạo sự đột phá và trở thành động lực tăng trưởng mạnh mẽ không chỉ đối với Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, mà đối với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.
“Một trong những lựa chọn khả dĩ là định hướng đưa TP.HCM trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại của khu vực Đông Nam Á, trong đó trọng tâm là trở thành trung tâm tài chính quốc tế”, các chuyên gia Đại học Fulbright Việt Nam nhận định.
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, vai trò của thị trường tài chính ngày càng được khẳng định, được xem là kênh dẫn vốn hiệu quả của nền kinh tế và giảm dần sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, việc thiếu cơ chế, chính sách, nguồn nhân lực chất lượng cao… là những trở ngại khi thực hiện đề án xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế.
Nhằm đánh giá đúng thực trạng và chỉ ra những cơ hội, thách thức trong mục tiêu trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, ngày 18/10 tới đây, UBND TP.HCM, Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố (HUBA) phối hợp với Sở Ngoại vụ TP.HCM, Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM và Đại học Fulbright Việt Nam tổ chức “Diễn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2019 - HEF 2019” với chủ đề “Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế”.
Tại Diễn đàn, lãnh đạo Thành phố sẽ trao đổi, tiếp nhận ý kiến đóng góp của các diễn giả, chuyên gia, tổ chức tài chính, đầu tư trong nước và quốc tế về các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nói chung; các đề án, mục tiêu, chương trình trọng điểm của Thành phố nói riêng, góp phần định hướng, xây dựng “Đề án phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế” do UBND TP.HCM giao Công ty Đầu tư tài chính TP. HCM phối hợp cùng Đại học Fulbright Việt Nam thực hiện nghiên cứu.
Bốn chủ đề chính mà Diễn đàn lần này sẽ tập trung thảo luận bao gồm: (i) TP. HCM hướng tới Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế: Hiện trạng - mục tiêu và lộ trình thực hiện; (ii) Bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và hình thành một số trung tâm tài chính quốc tế; (iii) Hệ sinh thái cho sự phát triển bền vững của một trung tâm tài chính quốc tế; (iv) Định hướng chính sách quốc gia và vai trò của chính quyền Thành phố để xây dựng TP. HCM thành Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Ban tổ chức cho biết, Diễn đàn năm nay dự kiến sẽ có sự tham dự của hơn hơn 800 đại biểu bao gồm Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự; lãnh đạo Ngân hàng Thế giới, các định chế tài chính quốc tế (IMF, IFC, ADB...), các chuyên gia tài chính, đại diện lãnh đạo các trung tâm tài chính trên thế giới, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp cùng các nhà tài trợ Tập đoàn Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) và Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital (VCFM) và các nhà tài trợ khác.
Bên cạnh Diễn đàn chính, Ban Tổ chức còn tổ chức các hoạt động bên lề như trưng bày, giới thiệu các sản phẩm của doanh nghiệp TP.HCM vào ngày 17/10 và chương trình kết nối doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam vào ngày 19/10.
Chủ đề: Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
Thời gian: 18/10/2019
Địa điểm: Trung tâm hội nghị White Palace, số 108 - Phạm Văn Đồng, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM
-
Phấn đấu nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Bulgaria lên 500 triệu USD -
Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam -
Những nội dung quan trọng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII -
Thành viên Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai -
Tuyên bố chung Việt Nam - Bulgaria -
Việt Nam - Bulgaria nhất trí tăng cường hợp tác đầu tư về CNTT, công nghiệp phụ trợ -
Quý I/2025 báo cáo Trung ương phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng