
-
Đi khám đau cổ vai gáy phát hiện khối u chèn ép tủy
-
Đau họng kéo dài, bé trai 8 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp di căn
-
Covid-19 tái xuất tại một số địa phương, ngành y tế siết chặt phòng dịch
-
Sở Y tế TP.HCM yêu cầu chủ động ứng phó dịch Covid-19
-
Bộ Y tế mạnh tay chấn chỉnh thuốc cổ truyền không rõ nguồn gốc -
Thỏa thuận toàn cầu về đại dịch
Thực hiện văn bản số 2377/BYT-QLD của Bộ Y tế về việc tăng cường quản lý đối với sản phẩm chứa Methanol được mua, bán tại các cơ sở kinh doanh dược. Mới đây, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo khẩn đối với Phòng Y tế TP.Thủ Đức và các quận, huyện; Các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn Thành phố.
Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện nay, một số cơ sở bán lẻ thuốc có bày bán các sản phẩm có chứa hóa chất Methanol. Gây nhầm lẫn với cồn sát trùng hoặc hướng dẫn sử dụng như sản phẩm sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn tay dùng trong y tế… Gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của người dùng và không có hiệu quả sát khuẩn như mong muốn.
![]() |
Có nhiều sản phẩm có chứa hóa chất Methanol gây nhầm lẫn với cồn sát trùng. |
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh Covid-19, nhu cầu sử dụng về sản phẩm sát khuẩn trong y tế cao, Sở Y tế Thành phố đề nghị các đơn vị nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Bộ Y tế.
Cụ thể, đối với Phòng Y tế TP.Thủ Đức và các quận, huyện, phải tăng cường tuyên truyền về việc sử dụng các sản phẩm sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn tay, phân biệt Methanol và sản phẩm ngoài da, sát khuẩn tay.
Chỉ đạo các cơ sở kinh doanh thuốc thực hiện kiểm tra đầy đủ thông tin về thành phần, nhãn mác truocs khi mua, bán sản phẩm sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn tay; hướng dẫn cụ thể, đầy đủ cho người mua, bệnh nhân về các lưu ý, đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Tăng cường kiểm tra đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn tay dùng trong y tế trên địa bàn. Đặc biệt là các cơ sở bán lẻ thuốc, đảm bảo cơ sở bán lẻ thuốc không được phép kinh doanh, bày bán các sản phẩm có chứa Methanol.
Đối với các cơ sở kinh doanh thuốc, phải kiểm tra nhãn mác sản phẩm trước khi kinh doanh. Phân biệt rõ và tránh nhầm lẫn giữa Methanol với sản phẩm sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn tay. Không kinh doanh các sản phẩm sát khuẩn ngoài da, sát khuẩn tay dùng trong y tế khi phát hiện thành phần sản phẩm có chứa Methanol.
Thanh tra Sở Y tế phải phối hợp với các cơ quan chức năng như Sở Công thương, Quản lý thị trường để tăng cường tổ chức kiểm tra, xử phạt các cơ sở kinh doanh có mua, bán Methanol nhưng không đủ điều kiện, không tuân thủ quy định pháp luật về quản lý hóa chất và các quy định khác có liên quan.

-
Covid-19 đã được xếp vào nhóm B, người mắc bệnh có cần cách ly y tế? -
Bộ Y tế mạnh tay chấn chỉnh thuốc cổ truyền không rõ nguồn gốc -
Bộ Y tế thu hồi hiệu lực công bố 12 thực phẩm bảo vệ sức khỏe -
Thỏa thuận toàn cầu về đại dịch -
Tin mới y tế ngày 21/5: Không chủ quan khi mắc bệnh Basedow trong thời kỳ mang thai -
Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả các bệnh viện -
Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn quốc các loại kem chống nắng, kiểm tra chỉ số SPF
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?