
-
Đề xuất đầu tư công tuyến đường sắt 3,5 tỷ USD; Bến Tre rót 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp
-
Kon Tum yêu cầu đảm bảo đủ vật liệu xây dựng phục vụ các công trình, dự án
-
Giao đầu mối xử lý đề xuất tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng
-
Đề xuất đầu tư Dự án Thiết chế Công đoàn tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc
-
Chuyển động mới tại dự án đầu tư tuyến metro từ trung tâm TP.HCM đến Cần Giờ -
TP.HCM khởi công dự án đê bao gần 1.000 tỷ đồng ven bờ hữu sông Sài Gòn
![]() |
Việc thực hiện các dự án trọng điểm của TP.HCM còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến kéo dài thời gian hoàn thành. Ảnh: Lê Toàn |
Giải ngân chậm, vướng mặt bằng
Báo cáo mới đây của UBND TP.HCM cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2019, TP.HCM triển khai thực hiện trên 70 dự án trọng điểm, hiện có 58 dự án đầu tư công trọng điểm trên địa bàn đã hoàn thành hoặc dự kiến đến tháng 9/2020 sẽ hoàn thành với tổng mức đầu tư khoảng 46.500 tỷ đồng.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư, thời gian qua, việc thực hiện các dự án trọng điểm của TP.HCM còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến kéo dài thời gian hoàn thành, trong đó chậm giải ngân là một trong những nguyên nhân chính.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM cho rằng, 6 tháng đầu năm 2019, tỷ lệ giải ngân của Thành phố chỉ đạt 20% là quá thấp, có nguy cơ không đạt chỉ tiêu cả năm. Trong đó, nhiều quận có tỷ lệ giải ngân rất thấp như quận 1 (12%), Bình Thạnh (7%), quận 5 (6,7%), quận 9 (10%)…
Nói về nguyên nhân ảnh hưởng đến kế hoạch giải ngân vốn trong nửa đầu năm 2019, lãnh đạo UBND TP.HCM nhận định, các chủ đầu tư chưa quyết liệt đẩy nhanh thực hiện, giải ngân vốn vào thời điểm đầu năm do tâm lý chủ quan, tiến độ thực hiện các công trình bị gián đoạn do các đợt nghỉ lễ kéo dài.
Ngoài nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công chậm, việc bồi thường giải phóng mặt bằng tại nhiều dự án vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, kéo dài, đôi khi chưa nhận được sự đồng thuận của người dân.
Đánh giá về khó khăn trong giải phóng mặt bằng, đại diện Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM cho biết, phần lớn người dân sử dụng đất nông nghiệp để chuyển mục đích sang đất ở, xây dựng kho bãi, nhà xưởng..., không có nhu cầu để sản xuất nông nghiệp thuần túy, nên việc bồi thường, giải tỏa đất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Thực tế, giá bồi thường đất nông nghiệp rất thấp so với giá chuyển nhượng.
Phần lớn các hộ dân có nhà, đất bị giải tỏa trong các dự án thường trông chờ vào sự thay đổi chính sách có lợi hơn, nên chậm bàn giao mặt bằng và khiếu nại, khiếu kiện kéo dài khi so sánh giá giữa các dự án.
Chưa kể, vừa qua, có tình trạng đất lấn chiếm ven kênh rạch, đất giao sai thẩm quyền, đất nông trường… đã bị hộ dân chiếm dụng sử dụng ổn định, lâu dài, khó giải tỏa, di dời, vì đơn giá hỗ trợ rất thấp, hộ dân không đủ tái lập nơi ở mới, chi phí đã đầu tư sản xuất, nên không chấp hành di dời.
Sẽ sớm được giải quyết
Để tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai các dự án trọng điểm, UBND TP.HCM đã đề ra nhiều giải pháp. Cụ thể, các quận/huyện, đơn vị liên quan cần thay đổi tư duy trong đề xuất, triển khai các dự án đầu tư công theo hướng xã hội hóa các hoạt động đầu tư.
Theo ước tính, các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm ở TP.HCM cần nguồn vốn đầu tư khoảng 22 tỷ USD. Trong đó, nguồn ngân sách nhà nước chỉ có thể đảm trách khoảng 1/3, số còn lại sẽ phải huy động từ các nguồn khác. Do đó, trừ những dự án mà Nhà nước bắt buộc phải đứng ra đầu tư do tính chất quan trọng hay do quy định của pháp luật, còn lại cần xây dựng cơ chế để thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân thực hiện.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư tại kỳ họp HĐND TP.HCM cuối tuần trước, ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, những vướng mắc của các dự án trọng điểm, về cơ bản, đã được Thành phố tháo gỡ. Những dự án được triển khai theo hình thức đối tác công - tư (PPP) hợp đồng BT đang được đề xuất chuyển đổi hình thức đầu tư, chủ yếu là đầu tư công.
Cũng theo ông Hoan, ngoài việc chú trọng vào giải quyết nguồn vốn cho các dự án, Thành phố đang tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là đơn giá và hệ số điều chỉnh, kèm theo chính sách hỗ trợ để giúp người dân được tái định cư ổn định...
“UBND Thành phố vừa kiến nghị Chính phủ sớm thông qua nghị quyết cho phép Thành phố thực hiện cơ chế, quy trình đặc thù để rút ngắn thời gian bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn”, ông Hoan cho biết thêm.
Thực hiện giải ngân hiệu quả dự án đầu tư công
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, từ nay đến cuối năm 2019, TP.HCM phải tập trung chỉ đạo thực hiện giải ngân hiệu quả đối với các công trình nguồn vốn đầu tư công; chú trọng cải thiện công tác xúc tiến đầu tư, kêu gọi đầu tư, nhất là mời gọi các nhà đầu tư có các dự án đầu tư quy mô lớn.
Ngoài ra, UBND Thành phố cần khẩn trương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án chậm triển khai, các dự án trọng điểm như tuyến đường sắt đô thị số 1 và số 2, dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng.

-
Lập Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội -
Nghiên cứu đầu tư 5 đảo nổi trên vịnh Đà Nẵng, hình thành khu đô thị mới -
Vĩnh Long bãi bỏ quyết định thành lập cụm công nghiệp có vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng -
Bình Định và Tập đoàn Syre ký kết ghi nhớ dự án sản xuất tái chế vải -
Quảng Nam khẳng định 9 dự án điện mặt trời không có vi phạm về đất đai -
Khởi động dự án thứ cấp đầu tiên tại VSIP Cần Thơ, vốn 300 triệu USD -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)