
-
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng
-
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan -
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
Trong văn bản gửi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mới đây, UBND TP.HCM cho biết dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM đã quy định một số cơ chế cho phép Thành phố linh hoạt trong việc huy động nguồn vốn từ trái phiếu.
Song, qua triển khai thực tiễn, UBND TP.HCM nhận định cơ chế này chưa phát huy được hết hiệu quả của việc phát hành trái phiếu.
Theo đó, Thành phố chỉ có thể phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để huy động vốn trong nước. Muốn vay nước ngoài thì vẫn phải thực hiện quy trình theo pháp luật hiện hành. Như vậy, về cơ bản sẽ không rút ngắn được thời gian thực hiện, chưa tạo sự thông thoáng và nâng cao trách nhiệm của địa phương đối với nguồn vốn trái phiếu trả từ ngân sách Thành phố.
Bên cạnh đó, nếu chỉ phát hành trái phiếu trong nước thì số lượng trái chủ tiềm năng ít, lãi suất huy động cũng thường coa hơn việc huy động vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế. Do đó, hiệu quả huy động tháp và chi phí huy động cao, tiềm ẩn rủi ro về lãng phí ngân sách.
![]() |
UBND TP.HCM muốn được phát hành trái phiếu chính quyền địa phương ra quốc tế. |
Trong khi đó, nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án hạ tầng trọng điểm của TP.HCM là rất lớn. Riêng đối với hệ thống đường sắt và xe điện công cộng, ngoài các tuyến Metro 1 (1,9 tỷ USD) về cơ bản đã hoàn thành; Metro 2 (giai đoạn 1: 2 tỷ USD) và Metro 5 (giai đoạn 1: 1,7 tỷ USD) đã xác định được nguồn vốn từ các nhà tài trợ, còn lại 9 dự án Metro và 3 dự án đường sắt nhẹ với tổng vốn đầu tư dự kiến là 16 tỷ USD hiện chưa xác định được nguồn vốn đầu tư.
Chính vì vậy, nếu chỉ phát hành trái phiếu trong nước thì không thể huy động được nguồn vốn lớn và rẻ để có thể triển khai các dự án này. Do đó, UBND TP.HCM kiến nghị Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ xem xét, bổ sung cơ chế cho phép Thành phố được phát hành trái phiếu chính quyền địa phương ra thị trường quốc tế để thực hiện hoàn thành đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị của Thành phố theo kế hoạch đến năm 2035. Trong đó, Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM là tổ chức phát hành theo ủy quyền của UBND TP.HCM.

-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan -
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm -
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower