
-
TP.HCM khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức hơn 1.900 tỷ đồng
-
Quảng Trị chấp thuận đầu tư dự án Cụm công nghiệp Gio Linh
-
Bến Tre đầu tư 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp
-
Lãnh đạo Quảng Trị yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án LNG Hải Lăng
-
Những nút thắt cuối và tín hiệu tích cực cho 11 dự án BOT giao thông -
Hút vốn đầu tư vào ngành điện
Cụ thể, TP.HCM đã cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 483 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đạt 486,53 triệu USD (bằng 128,8% số dự án cấp mới và bằng 121,8% vốn đầu tư so với cùng kỳ).
Với các dự án mới được cấp phép, phân theo ngành nghề/lĩnh vực thì công nghiệp chế biến, chế tạo có vốn đầu tư nhiều nhất là 27,2%; tiếp theo là Hoạt động kinh doanh bất động sản với 25,5%... Phân theo quốc tịch nhà đầu tư thì Hàn Quốc có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất là 30,3%; tiếp theo là Singapore với 22%...
![]() |
. |
Thành phố cũng cấp phép cho 136 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 417,21 triệu USD (bằng 137,4% số dự án điều chỉnh và bằng 113,1% vốn đầu tư so với cùng kỳ).
Ngoài ra, Thành phố cũng chấp thuận cho 1.421 trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương đương 3,28 tỷ USD (so với cùng kỳ, bằng 134,6% về số trường hợp và bằng 153,7% về vốn đầu tư).
Với hình thức đầu tư này, phân theo ngành nghề/lĩnh vực thì hoạt động kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nhiều nhất là 43%; tiếp theo là Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ với 21,5%...
Tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, Thành phố thu hút được 4,18 tỷ USD (bằng 144,1% so với cùng kỳ).
Theo thống kê, tính đến nay, tại TP.HCM có 7.910 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là 45,05 tỷ USD.
Trong 6 tháng đầu năm nay, Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM cấp 12 dự án; Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM cấp 3 dự án và Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp 468 dự án.
Một điểm đáng chú ý, các dự án FDI mới được cấp phép đầu tư vào TP.HCM tuy đều tăng về số dự án và số vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ nhưng quy mô đầu tư còn nhỏ (trung bình chỉ khoảng 1 triệu USD/ dự án).
Trong đó, Dự án của Công ty TNHH Samil Pharmaceutical (Hàn Quốc) ở Khu công nghệ cao TP.HCM với số vốn đầu tư đăng ký 40 triệu USD là một trong những dự án lớn nhất. Dự án này được xây dựng trên diện tích 7.500 m2, với mục tiêu phát triển và sản xuất thuốc nhỏ mắt (đơn liều và đa liều); nghiên cứu, phát triển và sản xuất thuốc đặc trị sau phẫu thuật mắt, thuốc tế bào gốc để chữa bệnh mắt… Theo kế hoạch, Dự án sẽ được đầu tư xây dựng ngay sau khi được cấp phép và bắt đầu hoạt động chính thức từ cuối năm 2021.
-
Lãnh đạo Quảng Trị yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án LNG Hải Lăng -
Những nút thắt cuối và tín hiệu tích cực cho 11 dự án BOT giao thông -
Hút vốn đầu tư vào ngành điện -
Siêu dự án 1,6 tỷ USD “tắc” vì quy hoạch -
Hà Nội thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Sơn Hà giai đoạn 1 quy mô 5 ha -
EVN và tỉnh Đồng Nai bàn giải pháp gỡ vướng cho các công trình điện -
Vingroup khẳng định bố trí đủ vốn làm metro đến Cần Giờ
-
Chính thức ra mắt Economy City - Thành phố kinh tế thịnh vượng phía đông Hà Nội
-
“Khúc ca khải hoàn” mừng 50 năm thống nhất nước nhà
-
Vượng khí sinh tài, đón lộc cùng gia chủ tại The Vista Residence
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại