-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Đây là chia sẻ của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức tại buổi họp trực tuyến cung cấp thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM, diễn ra chiều 5/8.
TP.HCM có 193 cơ sở cách ly F0
Thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP.HCM, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, từ 6 giờ 00 ngày 4/8 đến 18 giờ 00 cùng ngày, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) ghi nhận 2.349 trường hợp dương tính với SAR-CoV-2. Số ca nhiễm trong cộng đồng thống kê từ ngày 27/4 đến nay là 108.370 trường hợp. Trong đó, số ca nhiễm Bộ Y tế công bố (cho đến ngày 4/8) là 106.021.
Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM chia sẻ tại buổi họp |
Về tình hình điều trị, tính đến 7 giờ 00 ngày 5/8, tại các bệnh viện được Sở Y tế phân công điều trị Covid-19 , số bệnh nhân đang điều trị là 33.378 trường hợp. Trong đó, 2.070 người bệnh đang được hỗ trợ hô hấp, 1.331 ca bệnh nặng. Trong 1.331 bệnh nhân nặng, 1.277 trường hợp thở máy, 39 người bệnh cần lọc máu và 15 ca sử dụng ECMO. Số ca tử vong tại TP.HCM tính đến nay là 2.105 trường hợp (chiếm tỉ lệ 1,94%).
Hiện nay, tại TP.HCM có 193 cơ sở cách ly F0, phân bố tại TP.Thủ Đức và các quận huyện. Các cơ sở này đảm nhận nhiệm vụ cách ly và điều trị F0 tại tầng 1 với 53.617 giường. Từ đó, góp phần giảm tải cho các bệnh viện dã chiến và bệnh viện điều trị Covid-19.
Theo Sở Y tế, từ tầng 2 trở đi (trong mô hình tháp điều trị 5 tầng), trên địa bàn Thành phố có 55 cơ sở (bao gồm cả các bệnh viện ngoài công lập đã chuyển đổi công năng 1 phần hoặc toàn bộ sang điều trị Covid-19). Cụ thể, tầng 2 có 16 bệnh viện dã chiến thu dung, tầng 3 gồm 20 bệnh viện, tầng 4 có 15 bệnh viện và tầng 5 gồm 4 bệnh viện.
Thông tin về số liệu bệnh nhân đang điều trị tại các tầng, theo Sở Y tế, số bệnh nhân hiện tại của các tầng là 33.378 trường hợp. Trong đó, tầng 2 đã tiếp nhận 23.305 bệnh nhân, tầng 3 có 4.385 người bệnh, tầng 4 gồm 4.238 ca, tầng 5 đang điều trị 1.450 trường hợp.
Đẩy mạnh tiêm vắc-xin trên toàn Thành phố
Thông tin về công tác tiêm chủng trên địa bàn Thành phố, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, Thành phố đang tiến hành công tác tiêm chủng cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi sống trên địa bàn, bao gồm cả công dân nước ngoài.
Theo thống kê chưa đầy đủ, kể từ đầu đợt tiêm thứ 5 cho tới nay (không bao gồm số lượng tiêm tại các cơ quan y tế trung ương trên địa bàn Thành phố, được cấp vắc-xin trực tiếp từ Bộ Y tế), Thành phố đã tiêm cho 1.301.662 người. Trong đó, 207.297 người trong nhóm 65 tuổi trở lên và có bệnh lý nền, 1.094.366 người ở nhóm còn lại.
Riêng trong ngày 4/8, có 184.256 người được tiêm, trong đó, 501 trường hợp phản ứng nhẹ, không có trường hợp phản ứng nặng. Số lượng tiêm chủng liên tục tăng dần trong những ngày qua.
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM |
Thông tin về việc TP.HCM có đề xuất Bộ Y tế cấp thêm 5,5 triệu liều vắc-xin trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Anh Đức cho biết, Thành phố đặt mục tiêu tối thiểu có 70% số người 18 tuổi trở lên đang sinh sống trên địa bàn.
Các vắc-xin hiện đang có mặt tại TP.HCM đều được Bộ y tế cấp phép lưu hành và là các loại vắc-xin phải tiêm 2 mũi, tùy theo thời gian quy định về khoảng cách giữa mũi 1 và mũi 2. Ví dụ, Astrazeneca từ 8 -12 tuần, Pfizer từ 3 - 4 tuần, Moderna khoảng 4 tuần.
Trên số lượng đó, đến cuối tháng 8, ngoài những người sẽ được tiêm mũi đầu tiên, Thành phố cần phải tiêm thêm 800.000 đến 1 triệu liều vắc xin Astrazeneca cho những người đã tiêm mũi 1; khoảng 200.000 người tiêm vắc xin Moderna mũi 2.
Các loại vắc xin này yêu cầu lưu trữ ngặt nghèo, từ khi rã đông cho đến lúc hết hạn sử dụng chỉ có 1 tháng, do đó Sở Y tế đã có văn bản nhắc để khẩn trương tăng tốc độ tiêm và ngày 8/8 vẫn trong thời gian an toàn của vắc xin.
“Các loại vắc xin đang cấp phép sử dụng tại TP.HCM (Astrazeneca, Moderna, Pfizer, Vero Cell) đều ghi nhận tỷ lệ hiệu quả bảo vệ khá giống nhau. Theo đó, những người tiêm đủ 2 liều có thể có tỷ lệ nhỏ mắc lại Covid-19 nhưng tỷ lệ trở nặng rất thấp, tỷ lệ tử vong gần như bằng 0. Đó là lý do quan trọng để đẩy mạnh tiêm vắc-xin trên toàn Thành phố”, Phó Chủ tịch Dương Anh Đức nhấn mạnh.
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025