-
Bất ngờ với số thu ngân sách xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024 -
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
“Starway of Creation”: Nhìn lại một năm khẳng định ví thế của Masterise Homes tại miền Bắc -
Tránh tuyển dụng ồ ạt sau khi gọi vốn thành công -
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC
- Phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam: Mấu chốt vẫn nằm ở tư duy, cơ chế chính sách
- Kinh tế tư nhân Việt Nam: Bước xoay trở phi truyền thống và niềm kiêu hãnh dân tộc - Bài 2: Nơi niềm kiêu hãnh đặt chân
- Kinh tế tư nhân Việt Nam: Bước xoay trở phi truyền thống và niềm kiêu hãnh dân tộc - Bài 3: Đôi bàn tay cùng nhịp vỗ
- Kinh tế tư nhân Việt Nam: Bước xoay trở phi truyền thống và niềm kiêu hãnh dân tộc - Bài 4: Nền kinh tế của người chính trực
Kinh tế tư nhân được xác định phát triển thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Trong ảnh: Nhà máy Gang thép Hòa Phát |
Quản lý nhà nước về đúng chỗ
Tuần trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Chính phủ Đề án Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế.
Năm 2017, nhiệm vụ này được giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Nghị quyết 10). Vì vậy, dù với cái tên khá rộng, nhưng Đề án tập trung vào nghiên cứu chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - cơ quan chấp bút Đề án cho biết, mục tiêu chính là để phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bám sát theo nội dung Nghị quyết 10.
“Chúng tôi xác định rõ những vấn đề mà quản lý nhà nước phải thay đổi, phải ngồi đúng vị trí để trả không gian phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách”, ông Hiếu giải thích.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn vừa qua, vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đã được đổi mới theo hướng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển, tôn trọng các nguyên tắc thị trường.
Nhà nước đã sử dụng ngày càng nhiều biện pháp, công cụ thị trường để điều tiết trong các hoạt động kinh tế; đã thực hiện nhiều cải cách nhằm xóa bỏ rào cản đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế...
Tuy nhiên, theo Dữ liệu Chỉ số quản trị toàn cầu của Ngân hàng Thế giới, năm 2019, chỉ số hiệu lực hoạt động của chính quyền của Việt Nam ở mức khá thấp, đạt 53,85%, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, như Singapore, Malaysia, Thái Lan.
Việc xây dựng các định hướng lớn còn thiếu tính thực tiễn, còn khoảng cách lớn giữa chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước với thực tiễn triển khai; các mục tiêu của các chiến lược phát triển kinh tế ngành, lĩnh vực còn thiên về số lượng nhiều hơn chất lượng, chưa thúc đẩy được phát triển theo chiều sâu, vào các ngành có hàm lượng công nghệ cao và hiện đại.
Việc lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội còn chưa gắn kết hữu cơ với tiềm năng kinh tế, năng lực cạnh tranh của ngành, vùng, khu vực, nên tính khả thi chưa cao.
Riêng về tạo lập khung khổ pháp lý, môi trường thể chế cho phát triển kinh tế, môi trường kinh doanh còn chưa thực sự thuận lợi, an toàn và thúc đẩy cạnh tranh; chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh chưa cao, còn hạn chế, đặc biệt là sự không tương thích giữa các văn bản pháp luật; các yếu tố thị trường và các loại thị trường vẫn chưa được hình thành đầy đủ và phát triển đồng bộ.
“Cũng có nghĩa là môi trường kinh doanh của Việt Nam còn nhiều dư địa để cải thiện. Trong quá trình này, việc xác định rõ vai trò quản lý nhà nước để có ứng xử phù hợp với giai đoạn phát triển mới là vô cùng quan trọng”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Trả không gian cho doanh nghiệp
Để cải thiện tình hình, Đề án đã đưa ra 5 nhóm giải pháp và 25 nhiệm vụ, phân loại theo các chức năng cơ bản của quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế.
Cụ thể, nhóm giải pháp về vai trò định hướng, quy hoạch và điều tiết phát triển kinh tế, quản lý nhà nước sẽ tập trung vào các giải pháp nhằm: nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quản lý, điều tiết vĩ mô, phát triển các doanh nghiệp vừa và lớn trong việc dẫn dắt các ngành kinh tế...
Trong nhóm giải pháp về vai trò tạo lập khung khổ chính sách, pháp luật, mục tiêu của quản lý nhà nước là nâng cao chất lượng môi trường thể chế, gỡ bỏ những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế theo quy luật của thị trường, thúc đẩy kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế; xây dựng khung khổ thể chế, pháp luật để phát triển đầy đủ và đồng bộ thị trường các yếu tố sản xuất, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số doanh nghiệp...
Nhóm giải pháp về vai trò can thiệp gián tiếp vào đầu tư, sản xuất của doanh nghiệp và phân bổ nguồn lực phát triển kinh tế sẽ thực hiện giải pháp xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp trên nguyên tắc bình đẳng, công bằng, hình thành chuỗi giá trị để thúc đẩy cạnh tranh và sự phát triển bao trùm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động khu vực doanh nghiệp nhà nước, hướng đến hình thành doanh nghiệp nhà nước đầu tàu, dẫn dắt trong nền kinh tế...
Hai nhóm còn lại là giải pháp về vai trò quản lý thị trường, thanh kiểm tra và giám sát hiệu quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức, thực thi chính sách, pháp luật.
Cần phải nhắc lại, mục tiêu tổng quát của Đề án khá tham vọng. Đó là đến năm 2030, đổi mới căn bản và toàn diện phương thức quản lý nhà nước theo hướng Chính phủ số, chuyển từ kiểm soát sang kiến tạo; từ can thiệp trực tiếp sang gián tiếp; từ tiền kiểm sang hậu kiểm, phù hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho các thành phần kinh tế phát triển.
Cùng với đó là các mục tiêu cụ thể cũng không kém áp lực, có thể nhắc đến yêu cầu các chính sách, pháp luật trong lĩnh vực kinh tế được xây dựng dựa trên nguyên tắc tôn trọng quy luật thị trường, theo nguyên tắc và thông lệ quốc tế tốt; môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đạt chất lượng tương đương các nước ASEAN - 3 (Singapore, Thái Lan và Malaysia); xây dựng Chính phủ số hiện đại, thống nhất, liên thông và hiệu quả. Nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong bộ máy quản lý nhà nước, hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức thực thi chính sách, pháp luật; mở rộng sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế ngoài nhà nước trong cung ứng dịch vụ công, xây dựng kết cấu hạ tầng. Đảm bảo tính công khai, minh bạch và đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tổ chức không phân biệt thành phần kinh tế...
Điều này có nghĩa là các giải pháp sẽ phải được triển khai đồng bộ ở tất cả các cấp, các ngành.
-
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam lần thứ sáu liên tiếp -
“Starway of Creation”: Nhìn lại một năm khẳng định ví thế của Masterise Homes tại miền Bắc -
Tránh tuyển dụng ồ ạt sau khi gọi vốn thành công -
Năm 2024, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 7,1% -
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả