-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Kỳ vọng lãi suất giảm kéo dòng tiền chảy vào trái phiếu Chính phủ
Nhu cầu đầu tư vào trái phiếu hồi phục đáng kể trong hai tuần gần đây và đặc biệt là tuần cuối tháng 11. Dù kế hoạch phát hành năm 2020 từ 260.000 tỷ lên 300.000 tỷ đồng theo thông báo của KBNN hồi giữa tháng 11 vừa qua, lãi suất trúng thầu trong các đợt phát hành trái phiếu trên thị trường sơ cấp của Kho bạc Nhà nước (KBNN) và Ngân hàng Chính sách Xã hội vẫn đều giảm.
Cụ thể, trong tuần cuối tháng 11, KBNN gọi thầu 10.000 tỷ đồng trái phiếu ở bốn kỳ hạn 5, 10, 15 và 30 năm. Kỳ vọng lãi suất giảm đã khiến nhu cầu đầu tư TPCP gia tăng mạnh, cả tỷ lệ đăng ký và tỷ lệ trúng thầu tính trên lượng gọi thầu đều tăng cao so với tuần trước đó, tương ứng là 311% và 91,4%. Lãi suất trúng thầu cũng giảm khá mạnhđặc biệt ở 2 kỳ hạn 10 và 15 năm nhưng toàn bộ lượng gọi thầu vẫn được phát hành hết.
KBNN chào bán 2.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm thu hút được lượng đăng ký là 8.300 tỷ đồng. Toàn bộ 1.500 tỷ đồng chào thêm đều được hấp thụ hết. Lãi suất trúng thầu được các trái chủ chấp nhận ở mức 2,48%, thấp hơn so với mức lãi suất của đợt phát hành trước (2,55%). Tương tự với kỳ hạn 15 năm, dù KBNN chào bán tổng cộng 4.500 tỷ đồng nhưng đều được phân phối 100% với lãi suất trái phiếu giảm còn 2,7%.
Tỷ lệ chào bán thành công của trái phiếu kỳ hạn 5 năm và 30 năm chỉ lần lượt đạt 79% và 35%. Lãi suất duy trì như lần chào bán trước. Các nhà đầu tư đang chấp nhận mức lợi suẩt thấp. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm hiện đã rớt xuống chỉ còn 1,22%/năm.
Ngân hàng Chính sách Xã hội (VBSP) cũng có phiên gọi thầu đầu tiên trong năm 2020 khá thành công, có 1.900 tỷ đồng trái phiếu 10 và 15 năm được phát hành.
So với lãi suất trái phiếu do KBNN phát hành, mức lãi suất trên cao hơn lãi suất TPCP 0,22-0,27 điểm phần trăm, thấp hơn mức chênh lệch khoảng 0,4 điểm phần trăm thường thấy ở các phiên đầu thầu năm 2019.
Trên thị trường thứ cấp – nơi giao dịch giữa các nhà đầu tư, lợi tức trái phiếu cũng giảm khá mạnh ở các kỳ hạn 5 năm trở lên. Vào ngày 27/11, lãi suất kỳ hạn 5 năm giảm từ 1,25% xuống còn 1,19%. Tương tự, lãi suất kỳ hạn 10 năm giảm còn 2,43% (giảm 13 điểm cơ bản); lãi suất kỳ hạn 15 năm giảm còn 2,65% (giảm 15 điểm cơ bản)…Thanh khoản thị trường tăng mạnh, giá trị giao dịch tuần đạt mức cao nhất trong 8 tháng gần đây, ở mức 74.4 nghìn tỷ đồng (+48% so với tuần trước). Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1.250 tỷ đồng sau 3 tuần mua ròng trước đó.
Theo nhận định của bộ phận phân tích Chứng khoán SSI, điều này có được tác động từ mặt bằng lãi suất thấp và thanh khoản dồi dào của các ngân hàng thương mại giai đoạn hiện tại.
Một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn lại vừa điều chỉnh giảm 0,2 điểm phần trăm với lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng tuần vừa rồi. Các ngân hàng thương mại cổ phần khác gần như giữ nguyên biểu lãi suất huy động, phổ biến ở mức 2,5-3,8%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7-5%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng, 4,9-5,8%/năm với kỳ hạn 12,13 tháng.
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất nhích tăng nhẹ khoảng 0,03 – 0,04 điểm phần trăm nhưng vẫn khá thấp, ở mức 0,2%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0,25%/năm với kỳ hạn 1 tuần. Với thanh khoản vẫn đang rất dồi dào của các ngân hàng do tăng trưởng dư nợ tín dụng thấp hơn nhiều cùng kỳ, Chứng khoán SSI cũng dự báo lãi suất tiền gửi dự kiến tiếp tục đi ngang trong một vài tháng tới.
“Tỷ giá USDVND sẽ tiếp tục ổn định”
Nhiều nhận định đang thiên về xu hướng ổn định về diễn biến tỷ giá USD/VND. Sau lần giảm tỷ giá USD mua vào của NHNN hôm 24/11 từ 23.175 đồng/USD xuống 23/125 đồng/USD, tỷ giá nhìn chung cũng đã có sự điều chỉnh nhẹ, thấp hơn 30-60 đồng so với mặt bằng cũ.
Tỷ giá mua vào của các ngân hàng hiện vẫn thấp hơn tỷ giá mua của NHNN và chênh lệch tỷ giá bán ra- mua vào vẫn giữ ở mức rất rộng (210đồng/USD). Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường tự do lại nhích tăng nhẹ.
Đồng USD trên thế giới đối diện với áp lực giảm do tâm lý thị trường rất tích cực khiến nhu cầu với các tài sản trú ẩn an toàn và thanh khoản giảm sút. Chỉ số US Dollar Index có thời điểm giảm mạnh xuống mức 91,71- mức thấp nhất kể từ 4/2018 đến nay. Chứng khoán SSI nhận định cung- cầu ngoại tệ trong nước ở thời điểm hiện tại khá cân bằng, tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục ổn định.
-
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu