
-
Mỹ hoãn thuế đối ứng, VN-Index tăng gần 73 điểm, hơn 600 mã chứng khoán tăng trần
-
Mặt bằng lãi suất thấp tác động tích cực lên thị trường chứng khoán
-
F88 bắt tay với "ông lớn" trong lĩnh vực logistics
-
Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tài khoản chứng khoán nhiều nhất 6 tháng
-
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng -
Gia đình Chủ tịch DIG dự kiến bị bán giải chấp hơn 3,75 triệu cổ phiếu
![]() |
Tín hiệu từ việc khối ngoại rút ròng
Tại báo cáo Giám sát Trái phiếu châu Á vừa được phát hành, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đánh giá khả năng trái phiếu khu vực Đông Á mới nổi đi theo xu hướng giảm vẫn đang lấn át khả năng đi lên của thị trường.
Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, dù khả năng thị trường đi xuống chiếm ưu thế nhưng mức chênh giữa hai khả năng trên vẫn còn khá hẹp. Nhưng sự bùng nổ của COVID-19, vốn là rủi ro lớn nhất đối với triển vọng kinh tế và sự ổn định tài chính của các nước khu vực Đông Á mới nổi, đã khiến các dự đoán nghiêng hẳn về rủi ro giảm giá của thị trường.
Nhìn lại giai đoạn từ ngày 31/12/2019 đến 29/2/2020, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm và 10 năm giảm ở các nền kinh tế phát triển, một số nước châu Âu và ở hầu hết các thị trường Đông Á mới nổi. Lợi suất giảm đồng nghĩa với giá trái phiếu tăng. Trong bối cảnh rủi ro tăng cao, thị trường cổ phiếu bị bán tháo, thị trường trái phiếu khi đó đã trở thành kênh đầu tư an toàn với thu nhập cố định.
Tuy nhiên, quan sát của ADB cũng cho thấy khi dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu, tâm lý rủi ro đã dẫn đến một số đợt bán tháo trên thị trường trái phiếu khu vực này vào tháng 1 và tháng 2. Trước đó, trong quý IV/ 2019, tỷ lệ sở hữu của khối ngoại đối với trái phiếu chính phủ bằng đồng nội tệ vẫn ổn định.
Trong giai đoạn vừa qua, tất cả các thị trường cổ phiếu trong khu vực đều giảm, phí của các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) tăng do tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư đến từ sự không chắc chắn liên quan đến COVID-19 và triển vọng nền kinh tế.
Cùng đó, hầu hết đồng tiền của các quốc gia trong khu vực suy yếu so với USD. Để giảm thiểu tiêu cực tác động của COVID-19 đến các hoạt động kinh tế và thị trường tài chính, nhiều quốc gia và ngân hàng trung ương đã đưa ra các chính sách bao gồm kích thích tài khóa và các công cụ tiền tệ như cắt giảm lãi suất.
Thống kê của Chứng khoán Bảo Việt cho thấy khối ngoại đã bán ròng 3.436 tỉ đồng trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp, một phần cũng do xu hướng dòng tiền rút ra khỏi các nước mới nổi. Riêng trong tuần trước (16/3-20/3), khối ngoại bán ròng 517 tỷ đồng, với 1.725 tỷ đồng mua vào và 2.242 tỷ đồng bán ra.
Thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn “bé hạt tiêu”
Thống kê đến cuối năm 2019, tổng dư nợ trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành trên thị trường Đông Á mới nổi đạt 16.000 tỷ USD, tăng 2,4% so với quý liền trước và tăng hơn 12,5% so với tháng 12 năm 2018. Trong đó, riêng giá trị phát hành trái phiếu đạt 1.440 tỷ USD. Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của khu vực Đông Á mới nổi, chiếm 75,4% tổng giá trị của khu vực. Số liệu của ADB cho thấy quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn, đạt 53,6 tỷ USD vào cuối năm 2019, chỉ tương đương 0,335% tổng giá trị toàn khu vực.
Các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Hàn Quốc và Malaysia có tỉ lệ dư nợ trái phiếu trên GDP cao nhất trong khu vực, lần lượt là 130,5% và 104,6%. Ở Việt Nam, giá trị thị trường trái phiếu chỉ mới tương đương 20,6%. Cả trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp đều giảm trong năm 2019 nhưng phần lớn là do tín phiếu ngân hàng trung ương ngắn hạn đã đến kỳ hạn thanh toán vào quý IV/2019.
Trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục chỉ góp một phần nhỏ trong dư nợ trái phiếu, tương đương 1,7% GDP. Đây cũng là tỷ lệ thấp nhất trong 8 quốc gia thuộc khu vực Đông Á mới nổi mà ADB đang quan sát.
![]() |
Tỷ lệ dư nợ trái phiếu/GDP tại 9 quốc gia trong nhóm thị trường Đông Á mới nổi |

-
Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tài khoản chứng khoán nhiều nhất 6 tháng -
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng -
Gia đình Chủ tịch DIG dự kiến bị bán giải chấp hơn 3,75 triệu cổ phiếu -
Áp lực bán giải chấp vẫn có thể còn tiếp diễn -
Hơn 430 cổ phiếu giảm sàn, VN-Index mất hơn 15% từ đỉnh -
Chứng khoán giữa bão thuế quan và hy vọng "tái ông thất mã" -
Angimex bị 3 ngân hàng phong tỏa tài sản; thêm 2 nhà phát hành khất nợ trái phiếu
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng
-
Konica Minolta dẫn đầu thị phần máy in màu sản xuất tại Đông Nam Á năm 2024
-
Khánh thành nhà máy Happyfood tại Đồng Tháp
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Vật liệu xây dựng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Bất động sản