
-
Hà Nội thí điểm điều chỉnh giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, từ 7/4
-
40% việc làm toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi trí tuệ nhân tạo
-
Các hướng triển khai hội nhập quốc tế trong giai đoạn cách mạng hiện nay
-
Hội Sách Hà Nội lần thứ X năm 2025 có quy mô khoảng 300 gian hàng
-
Hà Nội lập Ban Chỉ đạo xây dựng “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO -
Quan điểm mang tính cách mạng, đột phá, tính thời đại cao về hội nhập quốc tế
Cùng Báo Đầu tư online điểm qua một số bộ trang phục độc đáo của các người đẹp.
Huỳnh Thị Yến Nhi (Việt Nam)
Đến với cuộc thi, người đẹp Huỳnh Thị Yến Nhi sử dụng một bộ trang phục là chiếc áo dài truyền thống với những nét hoạ tiết hoa sen được vẻ bằng tay tỉ mẫn từng nét. Cùng với đó là chiếc mấn được thiết kế cách điệu với hình tượng bông hoa sen kiêu sa nhưng không kém phần lộng lẫy.
Yến Nhi cho biết, khi chuẩn bị đi thi, Nhi suy nghĩ rất nhiều về ý tưởng cho trang phục dân tộc bởi đây là cuộc thi sắc đẹp mang đậm tính văn hoá và bằng hữu giữa các nước ASEAN. Cuối cùng Nhi chọn chủ đề bông hoa sen cũng bởi câu thơ "Trong đầm gì đẹp bằng sen. Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Những bông hoa Sen đẹp trong lành, tinh khiết dù đứng giữa bùn đen có lẽ nói lên tất cả vẻ đẹp của con người Việt Nam, đầy khiêm tốn nhưng cũng hết sức kiên cường bất khuất.
![]() |
Huỳnh Thị Yến Nhi xinh đẹp quý phái trong tà áo dài truyền thống Việt Nam |
Ni Luh Putu Lilyk Rahmawati (Indonesia)
Bộ trang phục có tên gọi Gelungan do thí sinh Ni Luh Putu Lilyk Rahmawati (Indonesia) sử dụng. Bộ trang phục này xuất phát từ một phục trang trong một điệu múa cổ ở đảo Bali và là trang phục truyền thống của người Rejang - một dân tộc thiểu số sinh sống ở đảo Bali. Bộ trang phục được làm bằng chất liệu vải truyền thống với điểm nhấn là những bông hoa sứ trắng tinh khiết được kết thành.
Theo Ni Luh Putu Rahmawati, hoa sứ là loài hoa truyền thống phổ biến ở Bali, loài hoa này thường được sử dụng trong các nghi lễ quan trọng và đồng thời cũng là biểu tượng cho vẽ đẹp của người phụ nữ.
Ni Luh Putu Lilyk Rahmawati chia sẻ, bộ trang phục cô sử dụng cho buổi chụp hình lần này thực chất đã được cách tân đáng kể trên nền tảng của bộ trang phục Gelungan truyền thống. Để thiết kế ra bộ trang phục này, người thợ đã mất 5 ngày liên tục để hoàn thiện các chi tiết một cách cầu kỳ và công phu. Mặc dù vậy, kết quả mang lại là tương đối mỹ mãn cho người đẹp “vạn đảo” khi cô trong rất ấn tượng với bộ trang phục này trong buổi chụp hình.
“Đây là bộ trang phục truyền thống ở quê hương tôi, là trang phục tôn vinh cho loài hoa truyền thống của Bali nên tôi chọn bộ trang phục này để giới thiệu đến mọi người”, cô cho biết.
Người đẹp Ni Luh Putu Lilyk Rahmawati (Indonesia) trong bộ trang phục Gelugan |
Htun Eaindra Shin (Myanmar)
Đến với cuộc thi, thí sinh Htun Eaindra Shin sử dụng một bộ trang phục truyền thống có tên gọi “Cô gái Bagan xinh đẹp ”. Đây là bộ trang phục truyền thống mà người phụ nữ Myanmar thường sử dụng trong thời đại hoàng kim Bagan (849-1287), thời đại đã thống nhất lãnh thổ Myanmar như ngày nay, thời đại mà vị trí quyền lực người phụ nữ được tôn lên khi họ đóng vai trò là những người đứng đầu địa phương, giữ các chức vụ cao trong vương triều …
![]() |
Người đẹp Htun Eaindra Shin quý phái sang trọng trong bộ trang phục "Cô gái Bagan xinh đẹp" |
Bộ trang phục mà Htun Eaindra Shin mặc được làm từ lụa cùng các phụ kiện đính kèm như ngọc, kim cương…Htun Eaindra Shin cho biết, bộ trang phục này có tác dụng tôn lên vóc dáng đẹp mảnh mai của người phụ nữ. Cùng với bộ trang phục này, một vật dụng có tên là Shaw - (một bình đựng đồ vật của người Myanmar) được Htun Eaindra Shin ôm trên tay đúng với phong cách của người Bagan cổ.
“Với trang phục này, em muốn giới thiệu nền văn hoá Myanmar đặc sắc đến với cuộc thi.” Htun Eaindra Shin chia sẻ.
Tirot Sou (Cambodia)
Cô gái Cambodia đến với cuộc thi với bộ trang phục truyền thống Sampot nổi tiếng của đất nước mình. Đây là bộ trang phục được phụ nữ Cambodia sử dụng trong thời kỳ Angkor, một thời đại hoàng kim của đất nước Cambodia (802-1431) cho đến ngày nay.
![]() |
Người đẹp Cambodia Tirot Sou |
Bộ trang phục nổi bật với 2 tông màu vàng đỏ, màu sắc thể hiện cho sự thịnh vượng, giàu sang quý phái trong thời kỳ vương triều Angkor thịnh trị. Bộ trang phục này thường được sử dụng kèm với một xà rông (khăn quấn bên ngoài trong như váy).
Theo Tirot Sou, bình thường trang phục này có 2 loại xà rông đi kèm gồm một loại bình dân ít hoạ tiết và một loại sang trọng được đính kèm nhiều hoạt tiết phụ kiện. Tuy nhiên bộ trang phục mà cô sử dụng cho buổi ghi hình Cuộc thi lần này thì ít được sử dụng hơn, thông thường nó chỉ được sử dụng trong những nghi lễ, sự kiện quan trọng của người Khmer.
Vanessa Tiara Tay Ya Men (Singapore)
Cô gái Singapor đến với cuộc thi với một bộ trang phục kết hợp 4 phong cách Á - Âu, trong đó cánh tay áo mang nét đặc trưng trang phục Ấn Độ (thể hiện ở yếu tố hoạ tiết đi kèm, những hạt cườm trên vạt tay áo dài và rộng - có thể quấn trên đầu để che nắng); phần thân theo lối trang phục của người Malacca (Malaysia); váy áo lộng lẫy theo phong cách của nước Anh; và tông màu rực đỏ thường thấy trong các trang phục truyền thống của người Trung Quốc. Cùng với bộ trang phục này, Venessa sử dụng bông hoa Orchid – quốc hoa của Singapore để cài lên mái tóc nhằm tăng vẻ yểu điệu thục nữ.
![]() |
Người đẹp Venessa Tiara trong bộ trang phục 4 phong cách khác nhau. |
Vanessa cho biết, sự kết hợp của 4 phong cách trên bộ trang phục mà cô sử dụng tại cuộc thi lần này nhằm gửi gắm thông điệp một Singapore thống nhất trên nền tảng của sự đa dạng các giá trị văn hoá. Ở đó, các giá trị văn hoá đều được tôn trọng và được xem như là nền tảng căn bản để đất nước Singapore hội nhập, hiện đại và phát triển.
Magno Denielle Joie (Phillippin)
Người đẹp Magno Denielle Joie của Phillippines cũng mang đến bộ trang phục truyền thống cầu kỳ và có phần “lạ lẫm”. Denielle Joie cho biết, bộ trang phục này là trang phục mà người Tiboli ở quần đảo Mindango thường mặc hàng ngày.Trong giấc mơ của mình, người Tiboli đã nằm mơ thấy trang phục này, và khi tỉnh dậy, họ đã tự thiết kế ra.
Người đẹp Phillippin Magno Denielle Joie với bộ trang phục truyền thống được thực hiện thủ công. |
Trên bộ trang phục này có ba màu chủ đạo là trắng, đen, đỏ với các họa tiết, hình thêu về muông thú, cảnh sắc thiên nhiên nơi vùng đất người Tiboli sinh sống.
Sở dĩ Joie chọn trang phục này mang tới cuộc thi vì nó được thiết kế từ trong giấc mơ, được thực hiện thủ công bằng tay, và nó xuất phát từ quê hương của cô. Với trang phục của mình, trước hết Joie muốn giới thiệu nét văn hóa độc đáo quê hương mình với bè bạn, đồng thời muốn gửi đến thông điệp về tình yêu thiên nhiên, môi trường sống trong lành sẽ gắn kết con người lại với nhau.

-
Hội Sách Hà Nội lần thứ X năm 2025 có quy mô khoảng 300 gian hàng -
Hà Nội lập Ban Chỉ đạo xây dựng “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO -
Quan điểm mang tính cách mạng, đột phá, tính thời đại cao về hội nhập quốc tế -
Hà Nội hợp nhất 2 đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp -
Kết quả quan trọng trong 40 năm đổi mới, hội nhập quốc tế -
Hội nhập quốc tế là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới -
[Ảnh] Gần 3.200 chiến sĩ cơ động lực lượng tham gia Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort