
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
Peter Drucker từng nói: “Quản lý là làm việc đúng, lãnh đạo là làm đúng việc”. Hai khái niệm lãnh đạo và quản lý đều liên quan đến việc điều hành doanh nghiệp, nhưng chúng có những điểm khác biệt rõ rệt, mà nếu không nhận thức đúng, nhà sáng lập có thể gặp phải nhiều khó khăn trong việc phát triển doanh nghiệp.
Quản lý thường liên quan đến các công việc hành chính, tổ chức và kiểm soát. Nhà quản lý tập trung vào việc duy trì trật tự, đảm bảo mọi thứ diễn ra theo kế hoạch và mục tiêu đã đề ra. Họ sử dụng các kỹ năng phân tích, lập kế hoạch và giám sát để đảm bảo công việc hàng ngày được thực hiện hiệu quả.
Trong khi đó, lãnh đạo không chỉ tập trung vào việc duy trì trật tự, mà còn hướng đến việc tạo động lực, truyền cảm hứng và dẫn dắt đội ngũ nhân viên hướng tới tầm nhìn dài hạn. Nhà lãnh đạo sử dụng khả năng giao tiếp, tầm nhìn chiến lược, sức ảnh hưởng cá nhân để tạo ra sự thay đổi và phát triển.
Sự lẫn lộn giữa quản lý và lãnh đạo xuất hiện khi nhà sáng lập không xác định rõ ràng vai trò của mình trong từng giai đoạn. Ban đầu, khi doanh nghiệp còn nhỏ, nhà sáng lập thường phải đảm nhận cả 2 vai trò cùng một lúc. Họ phải quản lý các hoạt động hàng ngày như tài chính, nhân sự, sản xuất và tiếp thị, đồng thời cũng phải đóng vai trò lãnh đạo để truyền cảm hứng và định hướng chiến lược cho tổ chức. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp phát triển và mở rộng, sự lẫn lộn này có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng.
Một trong những hậu quả rõ rệt nhất là việc nhà sáng lập bị cuốn vào các công việc chi tiết hàng ngày mà quên mất tầm nhìn chiến lược dài hạn. Họ dành quá nhiều thời gian cho các công việc quản lý nhỏ nhặt, bỏ qua nhiệm vụ quan trọng hơn là định hình tương lai của doanh nghiệp. Khi đó, họ không chỉ làm giảm hiệu suất của bản thân, mà còn làm mất đi khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong dài hạn.
Ngoài ra, sự lẫn lộn giữa vai trò quản lý và lãnh đạo có thể gây ra mâu thuẫn nội bộ trong doanh nghiệp. Khi nhà sáng lập cố gắng đảm nhận cả 2 vai trò mà không có sự phân chia rõ ràng, nhân viên sẽ thấy bối rối, thiếu định hướng. Điều này dẫn đến tình trạng làm việc kém hiệu quả, mất tinh thần và giảm năng suất lao động.
Để tránh sự lẫn lộn giữa quản lý và lãnh đạo, nhà sáng lập cần nhận thức rõ ràng về vai trò của mình, biết khi nào cần tập trung vào việc quản lý, khi nào cần tập trung vào việc lãnh đạo. Trong quá trình phát triển start-up, người đứng đầu cần xây dựng đội ngũ quản lý giỏi phía dưới để hỗ trợ, còn mình sẽ tập trung vào lãnh đạo. Việc tham gia các khóa học, hội thảo về lãnh đạo cũng là một cách hiệu quả để nâng cao kiến thức, kỹ năng khi điều hành doanh nghiệp.

-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu -
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế