-
Bamboo Airways chính thức mở lại mạng bay thường lệ quốc tế -
Ngành gỗ Bình Định thấp thỏm với quy định mới của EU -
LG tìm thấy "mỏ vàng" mới sau đại dịch -
Bộ Công thương làm rõ việc không trích, chi Quỹ Bình ổn xăng dầu -
9 tháng, Việt Nam chi 7,4 tỷ USD mua vải từ Trung Quốc -
Tầm nhìn lớn kiến tạo nên tương lai bền vững cho Pebsteel
Hơn 1 tháng nữa, Tập đoàn FPT sẽ kỷ niệm 25 năm thành lập. Con số này không đáng kể so với bề dày phát triển cả trăm năm của những thương hiệu lừng danh thế giới, nhưng việc phát triển từ một công ty chuyên về công nghệ thực phẩm, trở thành một tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam, là một hành trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu một cách “đáng nể” của FPT.
Ông Nguyễn Tri Phương, Tổng giám đốc Điều hành Công ty cổ phần Quốc tế Phương Thị ngồi vị trí “ghế nóng” kỳ này |
Tương tự như vậy, dù chưa thể so sánh với những tên tuổi lớn trên toàn cầu, nhưng rất nhiều DN Việt đã xây dựng được các thương hiệu riêng, như Vinamilk, Trung Nguyên, Bibica, Minh Long…, hay gần đây là những thương hiệu như Phở 24, X-Men…, không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam, mà còn được thế giới biết tiếng và nhòm ngó, mua lại.
Để có được những thương hiệu đó, bà Mai Kiều Liên, ông Lý Quý Trung, ông Đặng Lê Nguyên Vũ… và các đồng sự của mình đã vô cùng vất vả.
Mỗi người có một con đường riêng. Chẳng hạn, với Đặng Lê Nguyên Vũ, đó là việc xây dựng thương hiệu cà phê mang đậm bản sắc dân tộc, với Lý Quý Trung là thương hiệu phở Việt đẳng cấp quốc tế…
Thành công không ít, nhưng đường đi cho các thương hiệu Việt cũng không hề dễ dàng. Xây dựng đã khó, bảo vệ được còn khó hơn.
Ai cũng biết thương hiệu Phở 24 được ông Lý Quý Trung dày công xây dựng như thế nào. Nhưng cuối cùng, ông vẫn phải bán, do khó khăn về tài chính, trong khi thị trường cạnh tranh gay gắt.
Khi làn sóng M&A đổ vào Việt Nam, với giá trị thị trường của riêng năm 2012 đã lên tới 5,1 tỷ USD, nguy cơ đối với các thương hiệu Việt càng lớn hơn. Tribeco, thương hiệu nước giải khát một thời là niềm tự hào hàng Việt, đã bị Uni-President Việt Nam (Thái Lan) thâu tóm. Bibica cũng đang có nguy cơ bị thâu tóm, sau khi thừa nhận những sai lầm sau khi “kết hôn” với đối tác nước ngoài.
Không chỉ Tribeco, hay Bibica, nhiều DN Việt Nam khác, nếu không tỉnh táo trong “cuộc chơi” M&A, cũng rất dễ rơi vào “vòng xoáy” thâu tóm của các đối tác nước ngoài.
Ông Trịnh Thành Nhơn, chủ thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan nổi tiếng một thời, đã từng có một bài học cay đắng sau khi bán thương hiệu này cho Colgate. Sau khi liên doanh, Colgate đã “vứt xó” thương hiệu Dạ Lan và bành trướng Colgate - không giống với kỳ vọng của ông Nhơn về việc tiếp tục phát triển thương hiệu đang làm mưa làm gió trên thị trường kem đánh răng Việt Nam lúc bấy giờ.
Trên thực tế, để thành công, bất kể DN nào cũng cần phải có chiến lược thương hiệu của riêng mình. Chiến lược đó, nếu đúng hướng, bài bản và linh hoạt, sẽ giúp sức mạnh và giá trị của thương hiệu không ngừng gia tăng, từ đó, tạo thêm cơ sở vững chắc để DN thực hiện các hoạt động mở rộng kinh doanh của mình.
Ngược lại, nếu không đúng hướng, chiến lược đó có thể làm giá trị thương hiệu sa sút, không còn được khách hàng “để mắt”, thậm chí là bị mua đi, bán lại, thâu tóm. Thất bại là trong tầm tay, nếu quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu thiếu đi một chiến lược bài bản ngay từ đầu, đặc biệt trong bối cảnh nhượng quyền thương hiệu đang trở nên khá phổ biến ở thị trường Việt Nam.
“Phải lựa chọn các đối tác/bên được nhượng quyền sử dụng thương hiệu thật cẩn thận, bởi đây là yếu tố quan trọng để thành công. Hợp đồng cho thuê chặt chẽ và được tư vấn bởi các công ty chuyên nghiệp và phải có biện pháp kiểm soát hoạt động cho thuê thương hiệu”, một chuyên gia về thương hiệu đưa ra lời khuyên.
Nếu bạn là CEO của một công ty đang sở hữu một thương hiệu đình đám, bạn sẽ xử lý thế nào khi nhận được những lời đề nghị về việc thuê thương hiệu? Ông Nguyễn Tri Phương, Tổng giám đốc Điều hành Công ty cổ phần Quốc tế Phương Thị sẽ đưa ra câu trả lời trong Chương trình CEO - Chìa khóa thành công kỳ này, với chủ đề Quản trị thương hiệu - kinh doanh thương hiệu.
Chương trình được phát sóng trên VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam vào 10 giờ sáng Chủ nhật (11/8) và phát lại vào 8 giờ sáng thứ Hai (12/8/2013).
Nguyên Đức
-
Quỹ SMEDF ký kết hợp tác với OCB: Doanh nghiệp thêm kênh tiếp cận vốn siêu ưu đãi -
Bộ Công thương làm rõ việc không trích, chi Quỹ Bình ổn xăng dầu -
9 tháng, Việt Nam chi 7,4 tỷ USD mua vải từ Trung Quốc -
Tầm nhìn lớn kiến tạo nên tương lai bền vững cho Pebsteel -
NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE: “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” -
Hết quý III/2024, Hòa Phát đạt 92% kế hoạch lợi nhuận năm -
Công bố mở cảng cạn Tiên Sơn tại Từ Sơn, Bắc Ninh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm