
-
Nhiều cải cách lớn đang thực hiện để nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán
-
Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030
-
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật
-
Quảng Ninh thông qua 16 nghị quyết quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ từ ngày 1/9/2025 -
5 nhóm chính sách đặc thù, đột phá để Hà Nội phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Sáng 25/8, Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đã họp triển khai kế hoạch năm 2020 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, với quan điểm, phát triển kinh tế nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ngày 7/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020. Đây là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa...) và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Sau hơn 2 năm thực hiện, Chương trình được tổ chức triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước, đã có 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức đánh giá, phân hạng cho 1.823 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao và 4 sao.
“Chương trình bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy được nhiều sản phẩm lợi thế của địa phương, vai trò cộng đồng được nâng cao, đồng thời thúc đẩy sản xuất theo chuỗi giá trị, khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình và kinh tế nông thôn”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định.
Căn cứ Quyết định số 1048 và 781 của Thủ tướng, đã có 28 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao được các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng sản phẩm 5 sao.
![]() |
Toàn cảnh cuộc họp |
Tại cuộc họp, các đại biểu đã đóng góp ý kiến, hoàn thiện tài liệu để thống nhất về quan điểm, định hướng về Chương trình OCOP và nhiệm vụ, yêu cầu của Tổ tư vấn, góp phần tổ chức Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia hiệu quả và phù hợp với các quy định đã được ban hành.
Báo cáo Kế hoạch Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia năm 2020, ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương nhấn mạnh vấn đề “đảm bảo hiệu quả, công khai và minh bạch”.
Ông Tiến cho biết, dự kiến Hội đồng đánh giá chuyên ngành tổ chức đánh giá lần 1, hoàn thành trong tháng 8-9/2020. Hội đồng OCOP cấp Quốc gia đánh giá lần 2 dự kiến trong cuối tháng 9/2020 sau khi hoàn tất đầy đủ hồ sơ, thủ tục của đánh giá lần 1 và đáp ứng một số quy định cụ thể. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức công bố kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia năm 2020 trong tháng 10/2020.
Theo hướng dẫn nhiệm vụ của Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia, Tổ tư vấn sẽ triển khai nhiệm vụ theo 5 bước, từ Tiếp nhận danh sách và hồ sơ đề nghị của địa phương, Tổ chức kiểm tra thực tế các chủ thể, Nghiên cứu và đánh giá hồ sơ sản phẩm, Họp Tổ tư vấn để đánh giá hồ sơ sản phẩm, Xây dựng báo cáo đánh giá hồ sơ sản phẩm.
![]() |
Thứ trưởng Trần Thanh Nam phát biểu bế mạc cuộc họp |
Sau khi lắng nghe ý kiến của các thành viên Tổ tư vấn, phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định, chương trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia được Chính phủ và các địa phương rất quan tâm.
Lưu ý quan điểm của chương trình là nhằm đánh giá chất lượng, từ đó nâng cao giá trị cho sản phẩm nông thôn, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị Hội đồng OCOP cấp Quốc gia cần đánh giá sản phẩm một cách khách quan, công tâm, đáp ứng mong mỏi của các địa phương thực sự mong muốn phát triển OCOP.
Ông Nam cho biết, trong 1-2 ngày tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn nói trên, sau khi điều chỉnh, bổ sung một số nội dung cho sát với thực tế.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam yêu cầu Tổ tư vấn cần quan tâm thêm về hoạt động tư vấn, đảm bảo đánh giá, phân hạng chính xác các sản phẩm chất lượng. Đồng thời, cần số hóa tài liệu để các địa phương, người dân dễ dàng tiếp cận nhanh chóng, giảm bớt thủ tục.

-
Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030
-
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật
-
Quảng Ninh thông qua 16 nghị quyết quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ từ ngày 1/9/2025
-
5 nhóm chính sách đặc thù, đột phá để Hà Nội phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo -
Lạm phát được kiểm soát, nhưng không chủ quan -
Quảng Ninh lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân -
Nghiên cứu tổ chức phát động phong trào thi đua mới nhằm góp phần tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi -
Rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu xuống còn 7 ngày -
Giúp đỡ, dạy nghề và tạo việc làm cho người được đặc xá trở về hòa nhập cộng đồng -
Đề nghị Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu tiếp nhận hồ sơ doanh nghiệp trong 8 giờ
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025
-
SeABank được hai tổ chức quốc tế vinh danh, khẳng định hiệu quả quản trị, kinh doanh và đổi mới công nghệ
-
IPC E&C - Tiên phong phát triển năng lượng tái tạo hướng tới mục tiêu Net Zero 2050