
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2%
-
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025
Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn tháng 7 giảm hơn 3,7% xuống còn 63,65 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ ở mức 60,66 USD/thùng, giảm gần 4% trong phiên giao dịch 15/5.
Phát biểu tại Doha, Qatar trong chuyến đi Trung Đông, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ đang tiến gần đến việc đảm bảo một thỏa thuận hạt nhân với Iran. "Chúng tôi đang đàm phán rất nghiêm túc với Iran về hòa bình lâu dài", ông Trump cho biết.
Bình luận của Tổng thống Trump được đưa ra ngay sau khi một cố vấn hàng đầu của nhà lãnh đạo tối cao Iran nói với NBC News rằng Tehran đã sẵn sàng ký một thỏa thuận hạt nhân với một số điều kiện nhất định để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế.
![]() |
Xuất khẩu dầu thô của Iran được dự báo có thể đạt 1 triệu thùng/ngày nếu Tehran và Washington đạt được thỏa thuận hạt nhân và thỏa thuận đó được thực thi hiệu quả. Ảnh: AFP |
Triển vọng về một thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran dự kiến sẽ có những tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ.
"Tiến triển của một thỏa thuận hạt nhân có thể diễn ra trong đêm là lý do duy nhất khiến giá dầu giảm vào buổi sáng. Nếu đạt được thỏa thuận, Iran đồng ý ngừng làm giàu uranium cấp độ vũ khí và thỏa thuận được thực thi hiệu quả, điều này thật khó tin, thì xuất khẩu dầu thô của quốc gia vùng Vịnh Ba Tư này có thể tăng tới 1 [triệu thùng mỗi ngày]", ông Tamas Varga, một nhà phân tích tại công ty môi giới giao dịch PVM, nhận xét.
"Nghe có vẻ tiêu cực về giá, nhưng tác động của nó có thể được giảm bớt khi liên minh OPEC+ hủy bỏ kế hoạch đưa dầu trở lại thị trường nhanh hơn dự kiến ban đầu", ông Varga nói thêm.
Nền kinh tế Iran đã chuyển biến xấu đi trong những năm qua kể từ khi vào năm 2018 Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran với tên chính thức là Kế hoạch hành động toàn diện chung. Thỏa thuận này được Nga, Trung Quốc, EU và Vương quốc Anh làm trung gian vào năm 2015 dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Obama nhằm hạn chế và giám sát chặt chẽ hoạt động hạt nhân của Iran để đổi lấy việc nới lỏng lệnh trừng phạt.
Đối mặt với nhiều năm biểu tình, đồng tiền suy yếu đáng kể và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, Iran đã phải chịu đòn giáng mạnh khi mất đi đồng minh chính ở Trung Đông vào năm ngoái, khi chính quyền Assad sụp đổ ở Syria.
Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei trước đây kiên quyết phản đối các cuộc đàm phán với Mỹ, nhưng các quan chức chính phủ cấp cao của Tehran được cho là đã phát động một nỗ lực phối hợp để thay đổi quyết định của ông, coi quyết định này là rất quan trọng đối với sự tồn vong của chế độ.

-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada -
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025 -
Thị trường M&A Nhật Bản lập kỷ lục giao dịch 232 tỷ USD -
Tổng thống Trump: Chiến sự Trung Đông đã chấm dứt, Mỹ - Iran sẽ đàm phán tuần tới -
Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi không biến thương mại thành vấn đề chính trị hoặc an ninh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh