Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 23 tháng 01 năm 2025,
Triệt để thu hồi vốn tạm ứng
Mạnh Bôn - 10/03/2018 07:42
 
Hàng chục ngàn tỷ đồng đã được ngân sách nhà nước (NSNN) tạm ứng cho các công trình, dự án, nhưng chưa thu hồi được. Để tăng cường thu hồi vốn đã tạm ứng và hạn chế phát sinh vốn tạm ứng chậm thu hồi, ông Vũ Đức Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi (Kho bạc Nhà nước) cho biết, Bộ Tài chính sẽ sửa đổi quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng vốn NSNN.

NSNN, còn không thì thôi, vậy tại sao lại tạm ứng vốn cho họ, thưa ông?

Một nhà thầu trong cùng một thời điểm không phải chỉ thực hiện đầu tư, xây dựng một vài công trình, mà làm rất nhiều công trình, nên không nhà thầu nào có đủ vốn để cùng lúc triển khai tất cả dự án. Vì vậy, nhằm tạo điều kiện cho nhà thầu có nguồn tài chính để thi công, NSNN phải ứng trước một khoản tiền nhất định ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực. Số tiền tạm ứng sẽ được thu hồi dần trong quá trình thanh toán vốn đầu tư.

.
Ông Vũ Đức Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi (Kho bạc Nhà nước).

Nếu NSNN không ứng trước một phần vốn thì nhà thầu buộc phải vay ngân hàng để thi công công trình và toàn bộ chi phí tiền lãi đi vay được cộng vào giá của gói thầu, nên chi phí đầu tư công trình, dự án bị đội lên.

Theo quy định hiện hành về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, đối với hợp đồng thi công xây dựng, mức tạm ứng tối thiểu 10 - 20% giá trị hợp đồng, nhưng không quá 50% giá trị hợp đồng. Riêng đối với bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, mức vốn tạm ứng giải ngân theo tiến độ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Thưa ông, vì sao không thu hết vốn tạm ứng theo đúng quy định là vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán và phải thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng?

Trước khi ban hành Luật Đầu tư công, tình trạng đầu tư rất dàn trải (giai đoạn 2011 - 2015 có tổng cộng 29.000 dự án đầu tư công, giai đoạn 2016 - 2020 giảm xuống còn 11.000 dự án). Vốn có hạn, lại đầu tư vượt quá nhiều lần khả năng, nên quá trình đầu tư xây dựng công trình dây dưa, kéo dài, khiến việc thu hồi vốn ứng trước gặp rất nhiều khó khăn.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, việc thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg (ngày 15/10/2011) về tăng cường quản lý đầu tư công khiến hàng loạt công trình chưa thực sự cần thiết, cấp bách phải đình hoãn, giãn tiến độ, tạm dừng kỹ thuật, nên toàn bộ số vốn ứng không thể thu hồi hết được, vì theo quy định, chỉ thu hồi hết vốn tạm ứng khi giá trị thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng.

Nhà thầu sử dụng vốn tạm ứng tức là sử dụng NSNN, đối với nhà thầu dây dưa thanh toán vốn tạm ứng, sao không phạt tiền tương tự như việc doanh nghiệp nợ tiền thuế phải trả tiền chậm nộp?

Công trình, dự án sử vốn NSNN hay vốn trái phiếu chính phủ là đầu tư theo hình thức cấp phát xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trụ sở cơ quan hành chính, sự nghiệp công lập…, chứ không phải đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), nên không đặt vấn đề xử phạt. Tiền tạm ứng được chuyển hóa thành nguyên vật liệu, trang thiết bị, trả tiền nhân công… cho công trình, dự án, nên không đặt vấn đề phạt do chậm hoàn trả tiền tạm ứng.

Hơn nữa, việc không thu hồi hết vốn tạm ứng còn có nguyên nhân là hàng ngàn công trình, dự án bị dãn, hoãn tiến độ thi công, tạm dừng thi công, nên chưa quyết toán được.

Chẳng lẽ không có phương án xử lý...?

Ngày 14/9/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 40/2015/QĐ-TTg về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển NSNN giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, đối với địa phương có số ứng trước không lớn, phải bố trí đủ vốn kế hoạch đầu tư trung hạn trong từng ngành, lĩnh vực, chương trình để thu hồi các khoản ứng trước; đối với địa phương có số ứng trước lớn, bố trí vốn để thanh toán khoảng 50% số vốn ứng trước theo ngành, lĩnh vực, chương trình.

Trước khó khăn về nguồn vốn, một số địa phương đã đề nghị, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, hoãn thu hồi số vốn ngân sách trung ương đã ứng trước.

Tuy nhiên, nhằm xử lý dứt điểm nợ đọng vốn tạm ứng, Bộ Tài chính đã gửi công văn tới các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, yêu cầu thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Chính phủ và Quyết định 40/2015/QĐ-TTg trên tinh thần quyết liệt thu hồi tạm ứng vốn đầu tư, cũng như đẩy nhanh quyết toán vốn đầu tư đối với công trình, dự án đã hoàn thành. Ngay cả công trình, dự án đã tạm ứng mà phải đình hoãn, dãn tiến độ, tạm dừng thi công cũng phải tiến hành quyết toán để xác định công nợ với Nhà nước.

Thu hồi vốn là một việc, việc nữa là làm sao không để phát sinh nợ đọng vốn ứng trước, thưa ông?

Bộ Tài chính sẽ sửa đổi quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng vốn NSNN. Theo đó, chỉ tạm ứng vốn khi bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của tổ chức tín dụng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng. Riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng, nếu có giải phóng mặt bằng, chỉ tạm ứng khi có kế hoạch giải phóng mặt bằng.

Quy định mới cũng tăng trách nhiệm thu hồi vốn tạm ứng của chủ đầu tư và Kho bạc Nhà nước. Cụ thể, Kho bạc Nhà nước sẽ phối hợp với chủ đầu tư kiểm tra vốn đã tạm ứng và thu hồi ngay những khoản vốn tạm ứng chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. Trước ngày 15 của tháng cuối quý, chủ đầu tư lập báo cáo đánh giá tình hình thực hiện tạm ứng vốn, thu hồi vốn tạm ứng theo từng dự án gửi Kho bạc Nhà nước và cơ quan cấp trên, báo cáo nêu rõ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện và thu hồi số vốn đã tạm ứng (nếu có).

Vốn tạm ứng chưa thu hồi nếu quá thời hạn 30 ngày mà nhà thầu chưa thực hiện hoặc sử dụng sai mục đích, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước để thu hồi. Trường hợp chủ đầu tư chưa thu hồi, Kho bạc Nhà nước có văn bản đề nghị chủ đầu tư yêu cầu tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng theo nghĩa vụ bảo lãnh.

Dự án tháp truyền hình thu hồi vốn sau 15 năm
Ông Nguyễn Thành Lương, Phó TGĐ Đài THVN, Trưởng Ban chuẩn bị đầu tư xây dựng tháp THVN mới đây đã chia sẻ một số thông tin chính thức về dự...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư