
-
NCB ra mắt thẻ Visa phiên bản giới hạn, chào mừng 50 năm thống nhất Đất nước
-
Cho vay đặc biệt lãi suất 0%: Chuyển quyền “quyết” sang NHNN và bài học từ sự cố tại SCB
-
TS. Nguyễn Thị Phương Thảo: Số tiền cổ đông tăng 4,4 lần kể từ khi HDBank IPO
-
ĐHĐCĐ TPBank: Mục tiêu lợi nhuận tham vọng, Chủ tịch trả lời thẳng thắn loạt vấn đề nóng
-
Tỷ giá USD tiếp tục chạm trần, vàng miếng SJC neo cao quanh mốc 121 triệu đồng/lượng -
CEO HDBank: Ngân hàng đang đẩy mạnh tái cấu trúc DongABank
![]() |
Diễn biến như “tàu lượn” của tỷ giá
Không “nghẹt thở” như năm 2022, song tỷ giá năm 2024 cũng ghi nhận biến động rất mạnh với nhiều kỷ lục mới được thiết lập. Diễn biến như tàu lượn của tỷ giá năm nay làm nhà điều hành và doanh nghiệp không ít lần thót tim.
Cụ thể, tỷ giá đột ngột tăng mạnh trong quý II (VND mất giá tới hơn 3% chỉ trong 2 tháng 4 và 5), buộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải bán ngoại tệ can thiệp thị trường. Bước sang quý III, tỷ giá đảo chiều trở về mức “đáy” của quý I, rồi bất ngờ tăng vọt vào quý IV.
Lần đầu tiên, tỷ giá USD trên thị trường tự do vượt mốc 26.000 VND/USD (cuối tháng 6/2024). Tỷ giá tại các ngân hàng cũng đang đứng ở mức 25.530 VND/USD (bán ra) - một trong những mốc “lịch sử” từ trước tới nay.
Tính tới cuối tháng 12/2024, tỷ giá trong nước tăng khoảng 4,5%, nhẹ hơn mức tăng của Chỉ số USD Index (tăng 5,4%). Bất chấp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã 3 lần liên tiếp cắt giảm lãi suất từ tháng 9/2024 đến nay với tổng mức giảm lên tới 1%, USD Index vẫn liên tục neo cao. Việc tỷ giá căng thẳng trong bối cảnh cầu xuất nhập khẩu cuối năm tăng cao đang gây sức ép lớn cho doanh nghiệp.
Chiến thắng của Tổng thống Donald Trump, cầu ngoại tệ tăng vọt cuối năm, Kho bạc Nhà nước tăng mua USD để đáp ứng nghĩa vụ nợ… là những yếu tố khiến tỷ giá “nóng”. Mặc dù vậy, so với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam là một trong các quốc gia có đồng nội tệ ổn định nhất. Các giải pháp như phát hành tín phiếu, bán ngoại tệ can thiệp thị trường, điều hành lãi suất trên thị trường liên ngân hàng… của NHNN đã giúp tỷ giá không chịu các cú sốc lớn.
![]() |
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư Maybank Investment Bank cho rằng, năm 2024, NHNN đã điều hành tỷ giá khá tốt, mức mất giá của VND so với USD thấp hơn nhiều quốc gia khác trong khu vực. Thực tế, những năm gần đây, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng ít khi than phiền về tỷ giá.
“Thời gian qua, NHNN đã điều hành khá hài hòa bài toán lãi suất - tỷ giá để vừa ổn định vĩ mô, vừa hỗ trợ tăng trưởng”, ông Khánh nhận xét.
Hiện nay, mặt bằng lãi suất huy động có dấu hiệu tăng, nhiều doanh nghiệp tỏ ra lo lắng. Dù vậy, NHNN cũng cho biết, khó có thể giảm sâu thêm lãi suất bởi sức ép tỷ giá.
Chưa kể, dư địa can thiệp tỷ giá của NHNN cũng đang bị thu hẹp. Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu của Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng, dự trữ ngoại hối hao hụt đáng kể trong năm 2024 khiến tỷ giá dễ biến động hơn trước các “cú sốc” của USD. Ngoài ra, việc Việt Nam tiếp tục có mặt trong danh sách các nước bị theo dõi về thao túng tiền tệ cũng khiến NHNN khó khăn hơn trong việc đưa ra các giải pháp hỗ trợ thị trường.
“Dư địa cho chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ bị thu hẹp hơn trước áp lực của USD mạnh lên và nguy cơ Mỹ tiếp tục điều tra về thao túng tiền tệ. Trong bối cảnh này, NHNN có thể cần duy trì lập trường chính sách tiền tệ thận trọng hơn để đảm bảo sự ổn định của tỷ giá, đồng thời hạn chế khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ”, bà Hiền nhận định.
Để tỷ giá bớt nóng, phải ngăn được đầu cơ ngoại tệ
Nhiều khả năng, Chỉ số USD Index tiếp tục được neo ở mức hiện tại trong năm 2025. Trong bối cảnh đó, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược Thị trường tại VPBankS Research dự báo, tỷ giá năm 2025 sẽ tăng khoảng 3%, tức biến động nhẹ hơn năm nay.


Dù vậy, giới phân tích cũng cảnh báo về những “biến số” có thể khiến đồng bạc xanh bật tăng trong năm tới. Nhà đầu tư đang kỳ vọng Fed giảm lãi suất thêm 2 lần trong năm 2025, song cũng không loại trừ khả năng này sẽ không xảy ra. Khi đó, USD sẽ bật tăng mạnh. Ngoài ra, nếu chính quyền của Tổng thống Donald Trump áp dụng các chính sách thuế quan khắc nghiệt, USD cũng sẽ chịu thêm sức ép.
Với thị trường trong nước, ngoài áp lực tăng giá từ USD, tỷ giá tăng còn do nguyên nhân đầu cơ ngoại tệ, nếu chênh lệch lãi suất USD và VND tăng cao. Ông Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học tại Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) cho hay, tỷ giá trong những năm qua chủ yếu phụ thuộc vào thâm hụt thương mại và chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và thế giới.
Giai đoạn trước đây, Việt Nam đã giải quyết tương đối tốt vấn đề thâm hụt thương mại, với thặng dư thương mại mang lại kết quả khả quan. Tuy nhiên, thời gian gần đây, chênh lệch lãi suất lại nổi lên như một yếu tố gây bất ổn tỷ giá, do hiện tượng dòng vốn bị rút ra khỏi thị trường.
Do đó, chuyên gia khuyến cáo, nhà điều hành cần theo dõi sát sao chênh lệch lãi suất giữa VND và USD để có giải pháp can thiệp kịp thời.

-
Cho vay đặc biệt lãi suất 0%: Chuyển quyền “quyết” sang NHNN và bài học từ sự cố tại SCB
-
TS. Nguyễn Thị Phương Thảo: Số tiền cổ đông tăng 4,4 lần kể từ khi HDBank IPO
-
ĐHĐCĐ TPBank: Mục tiêu lợi nhuận tham vọng, Chủ tịch trả lời thẳng thắn loạt vấn đề nóng
-
Tỷ giá USD tiếp tục chạm trần, vàng miếng SJC neo cao quanh mốc 121 triệu đồng/lượng
-
CEO HDBank: Ngân hàng đang đẩy mạnh tái cấu trúc DongABank -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 hơn 21.000 tỷ đồng, ra mắt Tập đoàn tài chính HD -
Sacombank muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu và mua lại công ty chứng khoán -
Thị trường biến động: ACB không ngừng củng cố nền tảng kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững -
F88 được vinh danh giải thưởng HR EXCELLENCE 2025 -
Doanh nghiệp SME muốn ngân hàng bảo lãnh để cho vay xanh -
Global Finance năm thứ 2 liên tiếp vinh danh Techcombank là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam"
-
Chính thức ra mắt Economy City - Thành phố kinh tế thịnh vượng phía đông Hà Nội
-
“Khúc ca khải hoàn” mừng 50 năm thống nhất nước nhà
-
Vượng khí sinh tài, đón lộc cùng gia chủ tại The Vista Residence
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại