
-
Căn hộ giá dưới 40 triệu đồng/m2 đang hấp dẫn nhất khu Đông TP.HCM
-
Chủ đầu tư và môi giới đều tăng tốc triển khai kinh doanh
-
K-Home Apartment: Nhà ở xã hội chuẩn Singapore “may đo” cho gia đình Việt
-
Hơn 1.500 khách hàng tham dự và ghi nhận 700 đặt chỗ tại sự kiện tri ân khách hàng TT AVIO -
Giá thuê đất tăng đột biến, HoREA kiến nghị hạ tỷ lệ tính giá thuê -
Bất động sản Hải Phòng bước vào "thập kỷ vàng" -
Gia Lai tìm hướng tháo gỡ cho dự án của Tập đoàn FLC hơn 760 tỷ đồng
Mới đây, Nghị định số 192/2025/NĐ-CP đã được ban hành nhằm quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết số 201/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 đến 31/5/2030.
Đáng chú ý, Nghị định 192 đã thắt chặt việc kiểm soát, kiểm tra, phòng ngừa sơ hở, tham nhũng, tiêu cực, trục lợi chính sách nhà ở xã hội.
Cụ thể, chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Nghị quyết số 201 hoặc Nghị định 192 thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính. Thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Thanh tra Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ được giao tổ chức thực hiện, theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 201 và Nghị định 192. Kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, trục lợi chính sách. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng phạm vi, thẩm quyền và quy định của pháp luật.
![]() |
Những doanh nghiệp từng có kinh nghiệm làm dự án nhà ở xã hội sẽ được ưu tiên lựa chọn. Ảnh: Thanh Vũ. |
Ngoài ra, Nghị định 192 đã nêu rõ các tiêu chí ưu tiên giao chủ đầu tư trong trường hợp có từ 2 nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án trở lên. Cụ thể, việc giao chủ đầu tư sẽ được xác định theo thứ tự ưu tiên lần lượt như sau:
Đầu tiên và quan trọng nhất là tiêu chí về năng lực tài chính. Nhà đầu tư có vốn chủ sở hữu phân bổ cho dự án theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản cao hơn sẽ được ưu tiên. Trường hợp nhà đầu tư liên danh, việc xác định năng lực tài chính sẽ dựa theo tổng vốn chủ sở hữu phân bổ cho dự án của các thành viên trong liên danh.
Kế tiếp là tiêu chí về kinh nghiệm. Nhà đầu tư sẽ được ưu tiên nếu đã từng làm chủ đầu tư, hoàn thành nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà ở với quy mô sử dụng đất và tổng mức đầu tư tương đương hoặc lớn hơn. Trường hợp nhà đầu tư liên danh thì xác định tiêu chí về kinh nghiệm theo nhà đầu tư được liên danh đề xuất làm chủ đầu tư.
Ở tiêu chí cuối cùng, việc giao chủ đầu tư sẽ ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Song hành với đó, chủ đầu tư vẫn phải đảm bảo các điều kiện đối với tổ chức kinh doanh bất động sản theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 của Luật Kinh doanh bất động sản 2023.
Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên và phải bảo đảm khả năng huy động vốn để thực hiện dự án đầu tư…
Ngoài ra, tại Điều 11, các thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đã được rút gọn đáng kể, tránh sự chồng chéo. Ví dụ, thủ tục về bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình các văn bản này tại thời điểm trình hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
Ngoài ra, thủ tục thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy sẽ được lồng ghép trong thủ tục cấp giấy phép xây dựng theo tinh thần của Nghị quyết 201.
Bên cạnh đó, nghị định đã hướng dẫn chi tiết về việc giao chủ đầu tư không thông qua đấu thầu đối với dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. Đồng thời, việc giao chủ đầu tư đối với trường hợp dự án chưa được chấp thuận chủ trương cũng đã được nêu rõ cách thức, quy trình.
Một “cơ hội” mới cũng đang mở ra đối với các đơn vị kiến trúc, tư vấn thiết kế khi nghị định đã đề cập tới việc áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với dự án nhà ở xã hội. Theo đó, căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, UBND cấp tỉnh sẽ giao kinh phí để Sở Xây dựng tổ chức nghiên cứu, xây dựng, công bố thiết kế mẫu, thiết kế điển hình.
Trong trường hợp khác, Sở Xây dựng có thể lựa chọn việc tiếp nhận thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do tổ chức, cá nhân tài trợ hoặc do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đề xuất đối với nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.
Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Nghị định số 192/2025/NĐ-CP tại đường link này.
-
Gia Lai tìm hướng tháo gỡ cho dự án của Tập đoàn FLC hơn 760 tỷ đồng -
Miễn phép xây dựng - cơ hội cho thị trường nhà ở giá rẻ -
Các “ông lớn” địa ốc nộp hàng chục nghìn tỷ tiền sử dụng đất; Giá 1 m2 chung cư bằng tiền lương cả năm -
Thêm nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường bất động sản TP.HCM -
Đã có 18/34 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát -
Giá 1 m2 chung cư bằng tiền lương đi làm cả năm -
Theo chân dòng tiền chảy về “vùng đất mới”
-
1 TP.HCM dự kiến đầu tư 7 tỷ USD phát triển Trung tâm tài chính quốc tế
-
2 Nhà đầu tư nước ngoài vững cam kết đầu tư lâu dài ở Việt Nam
-
3 Hà Nội nghiên cứu hỗ trợ thu đổi 450.000 xe máy xăng cho người dân
-
4 Sắp có “cuộc cách mạng” trong ngành bất động sản
-
5 Bất động sản phía Nam: Nguồn cung tăng mạnh, giao dịch chờ tín hiệu khởi sắc
-
Áp lực chuyển đổi xanh, nhưng chủ động tiên phong để phát triển bền vững
-
Xanh hóa công nghiệp - hài hòa giữa tăng trưởng cao và phát triển bền vững
-
DJI sắp ra mắt loạt máy bay không người lái nông nghiệp mới
-
Hành trình kết nối xanh: Nghề đặc biệt mùa hoa nhãn ở Hưng Yên
-
TVM Capital Healthcare hoàn tất vòng gọi vốn Series B, tổng số vốn huy động được là 124 triệu USD
-
Legacy Hill Resort & Villas: Sống giữa thiên nhiên, an trú trong từng giá trị