Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 19 tháng 01 năm 2025,
"Trùm đa cấp" Thăng Long và đồng phạm đã lừa hàng trăm tỷ đồng như thế nào
T.Nhung (Vietnamnet) - 27/12/2019 08:34
 
VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Tập đoàn đa cấp Thăng Long (Thăng Long Group).

Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, với tổng thiệt hại được xác định là hơn 706 tỷ đồng.

Tháng 7/2019, VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng vụ này, trong đó xác định có 1.540 bị hại đã đến CQĐT trình báo và yêu cầu các bị can bồi thường số tiền bị chiếm đoạt.

.
Cựu Chủ tịch HĐQT Thăng Long Group Lê Văn Quang.

Quá trình chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử, đã có thêm nhiều bị hại đến trình báo và có đơn yêu cầu bồi thường số tiền đã bị chiếm đoạt. TAND TP Hà Nội đã trả hồ sơ để tiến hành điều tra bổ sung.

Bản cáo trạng lần này xác định, có thêm 59 bị hại, nâng tổng số bị hại trình báo trong vụ án lên 1.599 người đòi yêu cầu bồi thường số tiền bị chiếm đoạt là hơn 122 tỷ đồng.

Các bị can bị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm:

Lê Văn Quang (SN 1973, cựu Chủ tịch HĐQT Thăng Long Group), Phạm Ngọc Tuân (SN 1985, cựu Giám đốc công ty TNHH Nhượng quyền thương mại Thăng Long - viết tắt là công ty Nhượng quyền Thăng Long), Vũ Đình Hùng (SN 1983, cựu Phó giám đốc công ty Nhượng quyền Thăng Long), Đỗ Văn (tên gọi khác là Michael Do, phụ trách IT công ty Nhượng quyền Thăng Long, cựu Giám đốc IT Thăng Long Group), Huỳnh Trọng Nghĩa (SN 1988, cựu Giám đốc truyền thông công ty Nhượng quyền Thăng Long), Nguyễn Hồng Thái (SN 1980, cựu Giám đốc đào tạo công ty Nhượng quyền Thăng Long), Nguyễn Thành Nam (SN 1982, cựu Phó giám đốc phụ trách đào tạo công ty Nhượng quyền Thăng Long), Hoàng Hải Yến (SN 1980, cựu Giám đốc tài chính công ty Nhượng quyền Thăng Long).

Theo cáo buộc, trong năm 2014, 2015, Lê Văn Quang lập ra một hệ thống các công ty gọi là Thăng Long Group và quảng cáo hình ảnh một tập đoàn lớn mạnh.

Quang và đồng phạm thành lập ra công ty Nhượng quyền Thăng Long, xin giấy phép kinh doanh đa cấp của Bộ Công Thương để tạo vỏ bọc hợp pháp, nhằm thu hút người bị hại nộp tiền để chiếm đoạt.

Người bị hại đã “rút ví” vì tin vào các chương trình nộp tiền mua đơn hàng vào công ty để được hưởng tiền thưởng gấp nhiều lần.

Cụ thể, mua đơn hàng trị giá 31 triệu đồng sẽ được nhận 146 triệu đồng (gấp 4,7 lần); mua đơn hàng 155 triệu đồng được nhận 730 triệu đồng (gấp 4,7 lần); mua đơn hàng trị giá 46 triệu đồng được nhận 153 triệu đồng (gấp 3,3 lần); mua đơn hàng 230 triệu đồng được nhận 765 triệu đồng (gấp 3,3 lần)...

Hàng hóa mà Quang cùng các đồng phạm bán hàng đa cấp là các loại sản phẩm làm đẹp da, các loại thực phẩm chức năng...

Kết quả điều tra xác định, có 36.000 người bị hại tin và nộp hơn 736 tỷ đồng cho các bị can. Các bị can đã chi phí thực tế cho hoạt động mua hàng gần 30 tỷ đồng và các khoản chi phí bất hợp pháp cho nhà đầu tư để lôi kéo người khác tiếp tục nộp tiền...

Tổng thiệt hại của vụ án được xác định là hơn 706 tỷ đồng. Đến nay đã có 1.599 người bị hại đến trình báo và yêu cầu các bị can bồi thường số tiền bị chiếm đoạt là hơn 122 tỷ đồng.

Đập phá theo chỉ đạo của Nguyễn Thái Luyện, 4 nhân viên Alibaba bị xử phạt tù
Chiều 27/11/2019, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tuyên phạt 4 nhân viên của Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba bởi 2 tội “Cố ý làm hư...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư