
-
Công ty năng lượng Phần Lan: Nga sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Helsinki từ ngày 21/5
-
Nhà đầu tư Mỹ nhìn nhận tích cực về môi trường đầu tư của Việt Nam
-
Trung Quốc vẫn nắm "quân bài tẩy" trong chuỗi cung ứng toàn cầu
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Joe Biden -
ASEAN và Hoa Kỳ cam kết thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện -
Bức tranh kinh tế Trung Quốc tháng 4 gây thất vọng
![]() |
Shanghai composite tăng điểm 2,55% trong phiên giao dịch sáng 20/7. Ảnh: AFP |
Chứng khoán Trung Quốc đại lục ngược dòng với khu vực khi hầu hết các mã cổ phiếu đều giao dịch trong vùng tiêu cực, sau khi nước này công bố giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản. Chỉ số Shanghai Composite bật tăng 2,55% trong khi Shenzhen Composite lên điểm 1,44%, còn Shenzhen Component nhích mạnh hơn 1,50%.
Theo Reuters, Trung Quốc vẫn giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 năm và 5 năm trong bối cảnh nền kinh tế này có dấu hiệu hồi phục trở lại sau khủng hoảng đại dịch.
Số liệu công bố chính thức tuần trước cho thấy kinh tế Trung Quốc trong quý II/2020 tăng trưởng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng 2,5% mà các nhà phân tích dự báo trước đó.
Trên sàn chứng khoán Hong Kong, chỉ số Hang Seng bị kéo giảm 1% bởi cổ phiếu ngành game, công nghệ và tài chính đều trượt dốc. Hong Kong đã tăng cường các biện pháp chống dịch Covid-19 sau khi số ca nhiễm dịch tăng hơn 100 người trong vòng 24 giờ cuối tuần qua.
Bà Carrie Lam, Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong đánh giá, tình hình hiện nay “rất nghiêm trọng và chưa có dấu hiệu được kiểm soát”.
Chứng khoán Nhật Bản hôm nay “đỏ sàn” sau thông tin xuất khẩu tháng 6 của nước này trượt sâu. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản mất 0,42%, còn chỉ số Topix cũng theo chân giảm mất 0,43%.
xuất khẩu tháng 6 của Nhật Bản giảm 26,2% so với cùng kỳ năm trước, sâu hơn mức giảm 24,9% được dự báo, trong khi nhập khẩu của nước này giảm 14,4%, thấp hơn mức dự báo giảm 16,8%.
Trước đó, xuất khẩu tháng 5 của Nhật Bản trượt dốc 28,3%, mức giảm sâu nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009, do các lô ô tô xuất sang Mỹ sụt giảm.
Cổ phiếu ngành ô tô, ngành xuất khẩu chủ lực của Nhật Bản, hôm nay đều nhuốm đỏ ngay từ đầu phiên giao dịch. Cổ phiếu Nissan trượt 3,23% trong khi cổ phiếu Mitsubishi Motor và Suzuki lần lượt giảm 2,12% và 2,77%.
Sắc đỏ cũng bao trùm chứng khoán Hàn Quốc, với chỉ số Kospi giảm 0,68%, trong khi chỉ số S&P/ASX 200 của Australia cũng mất 0,48% do nhóm cổ phiếu tài chính ngụp lặn. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) giảm 0,5%.
Thị trường tiền tệ hôm nay ghi nhận chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác tăng từ mốc 95 thiết lập tuần trước lên 96,169. Đồng yên Nhật Bản trượt giá về 107,35 JPY/USD, vượt khỏi ngưỡng 106-107 JPY/USD thường thấy tuần trước. Trái lại, đô la Australia lên giá và chạm mốc 1 AUD “ăn” 0,70 USD trước khi ổn định quanh mức 1 AUD/0,6976 USD.
Giá dầu trên thị trường châu Á sáng nay đi xuống. Dầu Brent giao kỳ hạn trượt giá 0,7% xuống 42,84 USD/thùng, còn giá dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ giảm 0,69% xuống 40,31 USD/thùng.

-
Liên hợp quốc hạ dự báo kinh tế toàn cầu năm 2022 về mức 3,1% -
Singapore Airlines báo lỗ gần 700 triệu USD -
Các tổ chức tài chính quốc tế tiếp tục hạ triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc -
Fed sẽ không ngần ngại tăng lãi suất đến khi lạm phát "hạ nhiệt" -
Trung Quốc vẫn nắm "quân bài tẩy" trong chuỗi cung ứng toàn cầu -
Dự trữ dầu chiến lược của Mỹ xuống mức thấp nhất trong 35 năm
-
Khởi công dự án Quần thể khu du lịch sinh thái, cáp treo Mẫu Sơn
-
Nhà thuốc Ngọc Anh nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
-
Emeralda Resort Ninh Bình - sự lựa chọn hoàn hảo cho sự kiện và hội nghị đẳng cấp
-
Cen Land tiếp tục đồng hành cùng Shark Tank Việt Nam mùa 5
-
Huda hướng tới mục tiêu phá kỷ lục “bàn tiệc dài nhất châu Á”
-
Rong ruổi phương Nam: Nét duyên của mảnh đất dạ cổ hoài lang