
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại
-
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
-
Chính phủ Dubai chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo -
Mỹ - Trung đạt được "bước tiến đáng kể" trong đàm phán tại Geneva
![]() |
Trước đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã quyết định hạ 50 điểm cơ bản tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng kể từ ngày 15/7/2021. |
Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hôm 20/12 đã hạ lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm xuống còn 3,8%, từ mức 3,85%. Tuy nhiên, cơ quan này vẫn giữ nguyên lãi suất cho vay kỳ hạn 5 năm ở mức 4,65%.
Lần gần đây nhất Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiến hành cắt giảm lãi suất cơ bản kỳ hạn 1 năm và 5 năm là tháng 4/2020, theo ghi nhận của Công ty phân tích tài chính Wind Information.
Tuần trước, quyết định của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc về việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tài chính đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, Trung Quốc cắt giảm 0,5% đối với mức dự trữ bắt buộc bình quân 8,4% của các tổ chức tài chính. Điều này được kỳ vọng giải phóng khoảng 1.200 tỷ nhân dân tệ (tương đương 187,5 triệu USD) ra thị trường.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới ứng phó thành công trước cú sốc của đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, tăng trưởng của Trung Quốc đã bắt đầu sụt giảm kể từ tháng 7/2021 do chi tiêu tiêu dùng nội địa giảm mạnh do nước này theo đuổi chính sách "Zero-Covid-19" nhằm kiểm soát dịch bệnh và thắt chặt các quy định pháp lý, nhất là lĩnh vực bất động sản.
Ông Zhiwei Zhang, chuyên gia kinh tế trưởng tại Quỹ quản lý tài sản Pinpoint, đánh giá rằng nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng khá yếu trong tháng 11. Doanh số bán lẻ tháng 11 tại Trung Quốc chỉ tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức kỳ vọng bình quân 4,6% mà các chuyên gia kinh tế dự báo với Reuters. Trong đó, doanh số bán lẻ hàng hóa hữu hình tăng 13,2%, thấp hơn mức tăng 14,6% của tháng 10.
Trong 11 tháng đầu năm 2021, đầu tư vào lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc tăng 13,7%, thấp hơn mức tăng 14,2% trong 10 tháng đầu năm. Riêng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản chỉ tăng 6% trong giai đoạn 11 tháng, thấp hơn mức tăng 7,2% của 10 tháng.
Trong khi đó, xuất khẩu vẫn duy trì là điểm sáng của nền kinh tế Trung Quốc với mức tăng 22% trong tháng 11.
Trong thời gian qua, chính quyền Trung Quốc đã hạn chế các gói kích thích nền kinh tế và dè dặt triển khai thực hiện các biện pháp trong bối cảnh nhiều nước ghi nhận lạm phát tăng cao và áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt.
Tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương thường niên của Chính phủ Trung Quốc diễn ra trong tháng này, lãnh đạo Trung Quốc đã nhấn mạnh việc cần tập trung mạnh mẽ hơn vào sự ổn định trong năm tới. Theo kết luận hội nghị, Trung Quốc xác định "chính sách tiền tệ thận trọng" cần linh hoạt và hợp lý trong khi thanh khoản cũng cần được duy trì ở mức hợp lý.

-
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu -
Microsoft tiếp tục sa thải hàng nghìn nhân viên toàn cầu -
CPI tháng 4/2025 của Mỹ thấp hơn dự báo -
Chính phủ Dubai chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới