
-
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
![]() |
Năm 2020, xuất khẩu sắt thép chạm mốc 10 triệu tấn, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc đạt gần 3,6 triệu tấn, tăng kỷ lục 717% về sản lượng và tăng 670% về trị giá. |
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép của cả nước trong năm 2020 đạt 9,86 triệu tấn, trị giá gần 5,26 tỷ USD, tăng mạnh 47,9% về lượng, tăng 25% về trị giá. Giá xuất khẩu trung bình trong năm qua đạt 533,4 USD/tấn, giảm 15,5% so với năm 2019.
Trong top 10 thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất, xuất khẩu sang 4 thị trường tăng, trong đó sang Trung Quốc, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) và Ấn Độ đều tăng mạnh, trên 30%.
Cụ thể, xuất khẩu sắt thép năm 2020 sang Trung Quốc đạt 3,54 triệu tấn, kim ngạch 1,48 tỷ USD, tăng lần lượt 717% và 670% so với năm trước đó, nâng thị phần trong tổng xuất khẩu thép Việt Nam lên 35,9%. Xuất khẩu thép sang Trung Quốc là điểm nhấn trong năm khi tăng đột biến cả về lượng và trị giá xuất khẩu.
Campuchia là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn thứ 2 của Việt Nam, nhưng xuất khẩu năm qua bị sụt giảm. Theo đó, khối lượng sắt thép xuất khẩu sang Campuchia đạt đạt 1,56 triệu tấn, trị giá 840 triệu USD, giá trung bình 537 USD/tấn, giảm 8% về lượng, 14,9% kim ngạch và 7,5% về giá so với năm trước.
Tiếp sau đó là thị trường Thái Lan đạt 675.482 tấn, trị giá 390,5 triệu USD, giá trung bình 578 USD/tấn, chiếm 7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước.
Xuất khẩu sang Malaysia – thị trường đứng thứ 4 – cũng chỉ đạt 629.419 tấn, tương đương 368 triệu USD, giảm lần lượt 15,5% và 19,8% so với năm trước.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2020, ngành thép Việt Nam vẫn ghi nhận những con số khả quan trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Ngành thép toàn cầu được dự báo sẽ phục hồi trong năm 2021 khi một loạt chính sách kích cầu hạ tầng được triển khai tại nhiều quốc gia. Về nhu cầu, khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, nhu cầu tiêu thụ thép thế giới dự kiến sẽ tăng lên 1,83 tỷ tấn vào năm 2021, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự phục hồi của ngành thép là động lực cho ngành thép trong nước đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Ngoài Trung Quốc, ASEAN hiện là thị trường xuất khẩu thép chính của các doanh nghiệp Việt Nam với khoảng 50% thị phần xuất khẩu.
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ -
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi -
EVN ký hợp tác với Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn