-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Trung tâm R&D của Samsung tại Khu đô thị mới Tây Hồ Tây sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022, hoàn thiện bức tranh đầu tư chiến lược của Samsung tại Việt Nam |
Mảnh ghép quan trọng
Những ngày này, Hà Nội vẫn đang trong giai đoạn giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng trên công trường xây dựng Trung tâm R&D của Samsung tại Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, không khí vẫn rất khẩn trương.
“Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để có thể hoàn thiện công trình an toàn vào cuối năm 2022, đúng như cam kết với Chính phủ Việt Nam”, ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam nói và cho biết, cho tới thời điểm hiện tại, công trình đã đạt được tiến độ xây dựng trên 50%.
“Việc này là nhằm thực hiện chiến lược phát triển của Samsung trên toàn cầu, nhưng đồng thời cũng sẽ giúp Việt Nam bắt nhịp được với xu thế của thế giới”, ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam nói.
Không chỉ đảm bảo không có bất cứ tai nạn nào xảy ra, các biện pháp phòng dịch Covid-19 cũng đã được Samsung thực hiện rất nghiêm ngặt. Một ngày mới tại công trường xây dựng Trung tâm R&D Samsung bao giờ cũng bắt đầu bằng việc kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn tay và phổ biến các quy định về an toàn lao động, an toàn phòng chống dịch Covid-19 cho các nhân viên. Họ cũng được test PCR định kỳ để đảm bảo an toàn chống dịch tuyệt đối.
Tháng 3 năm ngoái, Samsung chính thức công bố việc xây dựng Trung tâm R&D lớn nhất khu vực Đông Nam Á của mình tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 220 triệu USD. Cùng thời điểm đó, Covid-19 bắt đầu bùng phát tại Việt Nam. Nhưng vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, Samsung đã nỗ lực và quyết tâm để hoàn thành lời hứa với Chính phủ Việt Nam.
Thi công trong điều kiện dịch bệnh, nhưng tiến độ công trình vẫn luôn đảm bảo. 7 tháng sau ngày khởi công, toàn bộ phần móng đã được thi công xong. Có tới hơn 200 cọc nhồi được khoan dưới độ sâu 45 mét để đảm bảo chất lượng công trình.
Tháng 4/2021, tiến độ thi công đã đạt 30% kế hoạch, với các tầng hầm đã hoàn thành để bắt đầu thi công kết cấu phần nổi. Hiện nay, công trình đang thi công tầng 4, hoàn thành 50% tiến độ đề ra, “thần tốc” giống như tất cả các dự án mà Samsung đã đầu tư tại Việt Nam.
“Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc thi công công trình khó khăn hơn. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Chính phủ và TP. Hà Nội, chúng tôi đã có thể hoàn thành tiến độ đề ra”, ông Choi Joo Ho nói.
Được đặt tại Hà Nội, Trung tâm R&D của Samsung khi đi vào hoạt động cũng được kỳ vọng sẽ đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển của Hà Nội nói chung, cũng như góp phần hiện thực hóa các mục tiêu lớn về chuyển đổi số, nhằm đưa Thành phố dẫn dầu cả nước trong các lĩnh vực đổi mới, sáng tạo, khoa học - công nghệ.
Hệ thống camera CCTV giám sát |
Hoàn thiện bức tranh đầu tư chiến lược
Samsung, cho đến thời điểm này, vẫn luôn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, với 3 tổ hợp công nghệ cao ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, TP.HCM và một trung tâm R&D đang được xây dựng. Với tổng vốn đầu tư 17,7 tỷ USD, các nhà máy của Samsung trong thời gian qua đã đóng góp lớn cho kinh tế - xã hội Việt Nam, đặc biệt trong thúc đẩy xuất khẩu. Chỉ riêng Samsung, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 60 tỷ USD, đã đóng góp tới 20 - 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Không những thế, với sự xuất hiện của Samsung, Việt Nam đã trở thành trung tâm sản xuất thiết bị di động của thế giới, điều mà từ trước đến nay, không ai có thể tưởng tượng được. Bằng sự nỗ lực của mình, Samsung cũng đang từng bước đưa các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và góp phần không nhỏ phát triển ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam.
Samsung đã thực sự biến Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu của mình. Nhưng bức tranh đầu tư chiến lược của Samsung tại Việt Nam sẽ kém hoàn hảo hơn, nếu như thiếu đi “mảnh ghép” R&D.
Công trình xây dựng Trung tâm R&D của Samsung Việt Nam đã đạt 50% tiến độ thi công |
Thực tế, ngay từ khi bắt đầu
đầu tư lớn vào Việt Nam (năm 2008), Samsung đã xác định đầu tư nghiêm túc và bài bản cho các hoạt động R&D. Ban đầu, hoạt động R&D được thực hiện tại nhà máy ở Bắc Ninh, sau đó, tới năm 2012, “chuyển” sang Trung tâm R&D điện thoại di động Samsung Việt Nam (Samsung Vietnam Mobile R&D Center - SVMC), đặt tại trụ sở đi thuê (tòa nhà PVI). Đầu năm 2020, Samsung đã thực sự “chơi lớn” khi quyết định xây “đại bản doanh” cho hoạt động R&D của mình tại Việt Nam.
Đây cũng là lần đầu tiên, Samsung triển khai xây dựng một tòa nhà riêng ở nước ngoài để phục vụ hoạt động R&D. Tập đoàn này hiện có 37 trung tâm R&D, nhưng ngoài 6 trung tâm ở Hàn Quốc, thì các trung tâm còn lại đều hoạt động ở các văn phòng đi thuê. Điều này chứng tỏ, Samsung ngày càng đánh giá cao vai trò của thị trường Việt Nam đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh của mình.
Chính ông Choi Joo Ho, khi công bố kế hoạch xây dựng Trung tâm R&D lớn tại Việt Nam cũng đã nói rằng, đó chính là “dấu mốc chiến lược trong lịch sử đầu tư của Samsung tại Việt Nam”.
“Nếu như trong thời gian qua, Samsung tập trung đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất, thì với việc đưa vào vận hành Trung tâm R&D mới, Việt Nam sẽ không chỉ là cứ điểm sản xuất lớn nhất của Samsung, mà còn là trung tâm chiến lược về R&D của Tập đoàn”, ông Choi Joo Ho đã nói như vậy. Ông cho biết, với trung tâm mới này, Samsung hy vọng sẽ đóng góp tích cực, tạo tiền đề để Việt Nam có thể đi trước đón đầu các cơ hội do cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.
Đánh giá cao bước đi này của Samsung, trong chuyến thăm khu tổ hợp Samsung Thái Nguyên vào đầu tháng 9/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề nghị Samsung đẩy nhanh tiến độ, đưa Trung tâm R&D mới đi vào hoạt động đúng cam kết.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị, trên nguyên tắc cùng có lợi, hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi so, Samsung tiếp tục có chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam, đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, chăm lo phúc lợi xã hội cho công nhân cả về vật chất và tinh thần.
“Chính phủ sẽ luôn lắng nghe các ý kiến, đề xuất của Samsung để hợp tác giữa hai bên thành công hơn nữa theo tinh thần cùng thắng”, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh như vậy.
Thông tin cho biết, bất chấp dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các hoạt động sản xuất - kinh doanh của Samsung tại Việt Nam vẫn khá tích cực, với mức tăng trưởng khoảng 10% so với cùng kỳ. Thậm chí, theo ông Choi Joo Ho, nếu nhà máy của Samsung tại TP.HCM trở lại hoạt động bình thường trong thời gian tới, Samsung có thể vượt mục tiêu xuất khẩu trong năm nay.
Nếu vậy, Samsung sẽ có thêm một năm kinh doanh thành công tại Việt Nam và sẽ tiếp tục có những đóng góp to lớn cho kinh tế - xã hội Việt Nam. Sang năm 2022, khi Trung tâm R&D hoàn thành, bức tranh đầu tư chiến lược trị giá 17,7 tỷ USD của Samsung tại Việt Nam sẽ trở nên hoàn thiện hơn. Khi ấy, Samsung sẽ có đóng góp nhiều hơn nữa cho kinh tế - xã hội Việt Nam, và đã có thể trọn vẹn thực hiện lời hứa đưa Việt Nam trở thành cứ điểm chiến lược toàn cầu của Samsung, không chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà còn là đi đầu trong R&D.
Và đó cũng là lúc Việt Nam sẽ có thể bắt đầu những bước đi đầu tiên cho hành trình trở thành trung tâm R&D của thế giới.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025