-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
TS. Trần Du Lịch, Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ đã chia sẻ quan điểm này tại phiên tọa đàm với chủ đề “Định hướng chính sách quốc gia và vai trò của chính quyền Thành phố để xây dựng TP Hồ Chí Minh thành Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế” trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2019 tổ chức chiều nay 18/10/2019 tại TP.HCM.
Phiên tọa đàm với chủ đề “Định hướng chính sách quốc gia và vai trò của chính quyền Thành phố để xây dựng TP Hồ Chí Minh thành Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế” trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2019 |
Xây dựng trung tâm tài chính là nhiệm vụ của cả quốc gia
Trong phát biểu đề dẫn, ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước cho biết, thực tế hạ tầng tài chính của Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại nhiều thách thức, trong khi muốn xây dựng trung tâm tài chính cần một hệ thống tài chính tiêu chuẩn và thực sự mạnh, minh bạch. Tuy nhiên trên thực tế số lượng ngân hàng đủ tiêu chuẩn quốc tế như Vietcombank của Việt Nam mới chỉ đếm chưa đủ 2 bàn tay. Do vậy đầu tiên cần phải củng cố và nâng chuẩn mực hệ thống ngân hàng Việt Nam sớm đạt chuẩn quốc tế.
Thứ hai, sự hiện diễn các gương mặt quỹ đầu tư tên tuổi tại Việt Nam cũng thật sự không nhiều. Do vậy để xây dựng trung tâm tài chính tầm khu vực và quốc tế ngoài kiện toàn hệ thống chính sách; nâng tầm hệ thống tài chính bản địa cũng cần phải thu hút thêm nhiều quỹ đầu tư lớn đến Việt Nam.
TS Trần Du Lịch, Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ quan điểm “Nhiệm vụ xây dựng và phát triển trung tâm tài chính là nhiệm vụ của quốc gia, chứ không chỉ riêng của TP.HCM”.
Do vậy, TS Trần Du Lịch kiến nghị “Điều kiện cần là phải đưa đề án xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính khu vực và tòan cầu vào Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia giai đoạn 2021 – 2030. Vì thời điểm hiện nay là thời điểm chín nhất nếu không triển khai chúng ta sẽ mất cơ hội.”
Cũng theo TS Trần Du Lịch, điều kiện đủ để thành phố trở phải thành trung tâm tài chính thì phải là trung tâm kinh tế, trung tâm thương mại, là nơi mà các doanh nghệp “sếu đầu đàn” làm tổ. Phải tiếp tục đầu tư về cơ sở hạ tầng, và cơ chế chính sách. Nói cách khác, “Để nâng cao hiệu quả triển khai, Trung ương phải xem xét cho Thành Phố xây dựng chính quyền đô thị”.
TS Trần Du Lịch-Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ |
Cùng chia sẻ quan điểm này, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho biết. Khi xây dựng chính sách phát triển Trung tâm Tài chính cần lưu ý đến yếu tố tạo sự khác biệt, chuyên biệt, có thể tham khảo các mô hình tài chính công nghệ, xây dựng thị trường tài chính xanh… “Chúng ta phải sớm xác định đưa việc xây dựng trung tâm tài chính trở thành một nội dung trong Nghị quyết của Đại hội Đảng để tạo hành lang triển khai một cách đồng thuận từ Trung ương đến các Bộ ngành và địa phương.
Phải chú trọng minh bạch trong kiến tạo chính sách
Ở góc độ tham vấn mô hình nước ngoài, ông Patrick Lenain, Trợ lý Giám đốc Ban Kinh tế, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Pháp chia sẻ. “TP.HCM đã từng là mô hình tiên phong thành công trong Đổi mới tại Việt Nam. Do vậy Phát triển trung tâm tài chính của TP.HCM không thể tách rời trong chính sách phát triển của quốc gia”.
Ở góc độ nhà đầu tư điều họ quan tâm nhất là phải có một thị trường đầu tư hấp dẫn, đa dạng về hình thức đầu tư. Mặt khác, Chính phủ phải hình thành hành lang pháp lý và chứng minh được với nhà đầu tư nước ngoài là Việt Nam rất minh bạch trong vận hành thị trường tài chính, thuế….
Ở góc độ thành viên nhóm soạn thảo, TS Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam chia sẻ. Trung tâm tài chính của TP.HCM nên đi theo hướng nào? Là câu hỏi làm đau đầu nhóm soạn thảo nhất. Thực tế các trung tâm tài chính quốc tế hay toàn cầu đều có những nét đặc thù riêng và thế mạnh khác nhau. Do vậy vai trò kiến tạo, định hình sự khác biệt trong xây dựng chính sách của Nhà nước là cực kỳ quan trọng, nếu làm tốt ta sẽ xác lập lộ trình và hướng đi cụ thể, như thế sẽ rất hấp dẫn với nhà đầu tư trong và ngoài nước.
-
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024