Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Trưởng đại diện JICA: Trẻ em Nhật Bản vài chục năm trước cũng từng không được ra đường chơi vì không khí ô nhiễm
Thanh Thủy - 18/10/2019 15:52
 
"Kinh tế tăng trưởng nhanh đi kèm sự phát triển cơ sở hạ tầng, từ đó cũng kèm theo vấn đề môi trường, già hóa dân số…Cái khó của quốc gia đang phát triển là các vấn đề thường đến cùng lúc thay vì diễn tiến tuần tự", ông Konaka Tetsuo - Trưởng đại diện JICA kỳ vọng, Việt Nam có thể tận dụng công nghệ, tránh đi phải vết xe đổ của Nhật Bản.

Cuộc họp báo giữa kỳ về kết quả hợp tác và định hướng tiếp cận nửa cuối tài khóa 2019 của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam vừa qua không giống nhiều cuộc họp khác. Thay vì các chai nước trên bàn như trước, đơn vị này chuẩn bị cốc nhỏ được được đặt sẵn  tại dãy bàn cuối để có thể dễ dàng lấy, ông Konaka Tetsuo - Trưởng đại diện JICA đã nhắn nhủ như vậy với những người tham gia ngay đầu cuộc họp. Câu chuyện về môi trường trở thành điểm nhấn đáng chú  ý khi ô nhiễm không khí và nguồn nước đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu.

“Dù hiện chất lượng không khí tại Nhật Bản rất sạch nhưng cách đây vài chục năm, Nhật Bản cũng đã có thời kỳ ô nhiễm không khí rất nặng nề, xung quanh đen kịt, có những lúc trẻ con không được ra đường chơi. Bản thân tôi cũng từng "chịu trận" lúc ở Trung Quốc, khi quốc gia này ô nhiễm không khí nặng”, đại diện JICA chia sẻ và nhận định, đây là vấn đề xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Điều quan trọng là xác định các nguyên nhân. 

.
Ông Konaka Tetsuo - Trưởng đại diện JICA báo cáo hoạt động giữa kỳ của JICA

Cải thiện giao thông đô thị để giảm lượng phát thải khí ra môi trường cũng là một giải pháp. Phương tiện công cộng - trong đó có hệ thống đường sắt đô thị, gồm dự án đường sắt trên cao mà JICA đang theo đuổi, giúp cải thiện môi trường bên cạnh câu chuyện hiệu quả kinh tế, giải quyết ùn tắc giao thông. Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh là dự án xây dựng đường sắt đô thị đầu tiên tại TP HCM nhưng đang gặp khó vì đội vốn và chậm giải ngân thanh toán.

“Như đã từng xảy ra với Trung Quốc, việc kinh tế tăng trưởng nhanh đi kèm sự phát triển cơ sở hạ tầng, từ đó cũng kèm theo vấn đề môi trường, già hóa dân số… Vấn đề ô nhiễm sẽ phát sinh như một tất yếu khi phát triển kinh tế. Điều khó đối với quốc gia đang phát triển là các vấn đề thường đến cùng một lúc thay vì diễn ra tuần tự”, ông Konaka Tetsuo cho hay và cũng kỳ vọng Việt Nam dựa trên sự không thành công của Nhật Bản và tận dụng kinh nghiệm công nghệ để tránh đi phải vết xe đổ của quốc gia này trước đây.

Với JICA, giải quyết các vấn đề về môi trường, hỗ trợ người yếu thế trong xã hội là một trong các định hướng của tổ chức này. Trong nửa đầu niên độ tài chính 2019, nhiều dự án cải thiện môi trường đã được thực hiện như Dự án xây dựng Trạm xử lý nước thải có công suất 2.000m3/ngày đêm và khu nhà điều hành, nâng cấp kênh thoát nước để cải thiện chất lượng nước khu vực Chùa Cầu đã vận hành thử nghiệm vào tháng 11/2018. Đến tháng 10/2019 này đã hoàn tất công tác đào tạo và kết thúc dự án. Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá và hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch, sông Lừ và một phần khu vực Hà Đông sử dụng vốn vay ODA đã được khởi công xây dựng từ tháng 1/2019.  Dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch, sông Lừ và một phần khu vực Hà Đông với công suất 270.000m3/ngày đêm được khởi công xây dựng từ tháng 1/2019.

Ngoài dự án cải thiện môi trường, còn nhiều dự án lớn đang triển khai hướng đến xây dựng cơ sở hạ tầng (Cảng Lạch Huyện, tuyến đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh, dự án điện mặt trời nổi tại hồ thủy điện Đa Mi…), các dự án nông nghiệp, hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương, dự án về vấn đề giới và phòng chống mua bán người.

Tính đến 30/9, riêng dự án vốn vay ODA, hiện có 28 dự án đang triển khai với tổng giá trị vốn vay đã giải ngân  là 8,798 tỷ yên nhưng không ký kết Hiệp định vay vốn mới nào.

Năm 2020 tới đây còn là năm quan trọng với Việt Nam khi đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên của Asean và thành viên không thường trực Liên hợp quốc. Như vậy, Việt Nam không chỉ phải giải quyết vấn đề của riêng mình mà còn tiên phong phạm vi khu vực quốc tế đối với vấn đề chung thực hiện dự án phát triển bền vững, vấn đề môi trường…

JICA do đó không bao trùm tất cả các lĩnh vực nhưng sẽ huy động toàn bộ nguồn lực và hợp tác để triển khai dự án hỗ trợ. Đại diện tổ chức này cũng cho biết thêm với sự thay đổi của bản thân Việt Nam và bối cảnh xung quanh, cách thức cung cấp vốn ODA theo JICA cũng cần thay đổi.

Cơ quan này chỉ ra ba định hướng nửa cuối tài khóa nhằm bao trùm các vấn đề kinh tế xã hội và cả vấn đề mới phát sinh, bao gồm phát triển hạ tầng để nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ các vấn đề môi trường và người yếu thế trong xã hội và hỗ trợ trong quản trị Nhà nước. Cụ thể hơn về các lĩnh vực tập trung trong thời gian tới, ông Konaka Tetsuo cho biết đối với việc phát triển hạ tầng kinh tế JICA sẽ hướng đến việc tiếp tục hoàn thiện hạ tầng cảng biển, đường sá, hạ tầng điện lực. Riêng mảng điện thời gian tới chắc chắn đề cập nhiều đến năng lượng, trong đó gồm năng lượng tái tạo. Đối với yếu tố hạ tầng xã hội, lĩnh vực tập trung sẽ gồm hệ thống bảo hiểm, xử lý nước thải, thực hiện các giải pháp phòng chống ô nhiễm.

Khởi tố vụ án nước sạch Sông Đà bốc mùi, nhiễm dầu thải
Cơ quan công an đã tiến hành khởi tố vụ án Nhà máy nước sạch Sông Đà (Viwasupco), thuộc địa bàn xã Phú Minh (huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) bị nhiễm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư