Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Trường hợp được tự thực hiện gói thầu
Anh Ngọc - 09/05/2019 07:21
 
Điều 61 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện áp dụng hình thức tự thực hiện dự án.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Độc giả Huỳnh Quãng (TP. Đà Nẵng) đặt câu hỏi như sau: Trong quá trình thực hiện các gói thầu tự thực hiện, đơn vị tôi gặp một số vướng mắc về quy trình tự thực hiện như sau:

Tại Khoản 3, Điều 62 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định: "3. Ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc: Tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị phụ thuộc hoặc ký thỏa thuận giao việc với đơn vị được giao để tự thực hiện gói thầu".

Tuy nhiên, căn cứ Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 về khái niệm hợp đồng thì "Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự".

Bên cạnh đó, tại Điều 117 Luật này cũng quy định "Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định".

Đối chiếu với Khoản 1, Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 thì "1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân".

Từ những cơ sở nêu trên thì doanh nghiệp và chi nhánh của doanh nghiệp không phải là hai bên chủ thể (vì chi nhánh doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân) để tham gia ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật, hoặc trường hợp thỏa thuận giao việc thì bản chất của nó cũng là một tên gọi của hợp đồng. Dẫn đến khi ký kết thì hợp đồng cơ bản sẽ vô hiệu theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015.

"Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu:

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác."

Tôi xin hỏi, hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp và chi nhánh của mình trong trường hợp tự thực hiện gói thầu thì có phù hợp quy định pháp luật hay không?.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo Điều 61 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện áp dụng hình thức tự thực hiện bao gồm:

- Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu;

- Phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu;

- Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.

Trường hợp gói thầu do đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo hợp đồng. Trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo về thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc mình thực hiện.

Theo đó, tự thực hiện được áp dụng theo các quy định nêu trên.

Được chỉ định thầu cho gói thầu mua sắm thường xuyên?
Trường hợp gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu 486 triệu đồng thì không thuộc hạn mức chỉ định thầu quy định...
Bình luận bài viết này
  • Báo điện tử Đầu tư 11:55 | 06-08-2021
    Chào bạn Hùng: Sau khi lựa chọn được nhà thầu, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung và nhà thầu được lựa chọn phải tiến hành ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu. Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”. Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT quy định: Trường hợp là nhà thầu liên danh thì HSDT phải có chữ ký của đại diện hợp pháp của tất cả các thành viên liên danh hoặc thành viên đại diện nhà thầu liên danh theo thỏa thuận liên danh. Để bảo đảm tất cả các thành viên của liên danh đều bị ràng buộc về pháp lý, văn bản thỏa thuận liên danh phải có chữ ký của các đại diện hợp pháp của tất cả các thành viên trong liên danh. Theo quan điểm bạn có thể tham khảo thì việc thành lập doanh nghiệp dự án đảm bảo theo các thỏa thuận liên danh hay hợp đồng liên danh. Việc các bên trong liên danh chuyển nhượng quyền lợi và trách nhiệm của mình cho doanh nghiệp dự án phải được sự đồng ý của các bên và phải thực hiện theo hình thức hợp đồng.
  • Hùng 10:35 | 06-08-2021
    Bộ trả lời như vậy thì có khác gì là trích dẫn từ điều 61, 62 nghị định 63, trả lời đâu không chưa trọng tâm câu hỏi. Tôi xin hỏi lại như sau: - Trường hợp khi trúng thầu các liên danh Nhà đầu tư lập thành lập Doanh nghiệp dự án để quản lý vậy trường hợp này Nhà đầu tư tự thực hiện thì có cần ký hợp đồng xây lắp với Doanh nghiệp dự án không. nếu không thì Doanh nghiệp dự án quản lý như thế nào. Rất mong nhận được câu trả lời rõ ràng của BKHĐT. Trân trọng./.
Xem thêm trên Báo Đầu Tư