
-
Kinh doanh online không cần vốn cùng oneSME của VNPT
-
3 kịch bản lừa đảo qua điện thoại khiến nhiều người dùng dễ sập bẫy nhất hiện nay
-
Huawei ký kết 17 biên bản ghi nhớ, chia sẻ cơ hội kinh tế với các đối tác
-
5G VinaPhone tại trận chung kết bóng đá nam SEA Games 31 có tốc độ tới 1Gbps
-
Chuyện về những người “gác cổng thông tin” cho SEA Games 31 -
Doanh nghiệp giới thiệu gần 200 công nghệ cao về nông nghiệp
![]() |
Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam vừa đề xuất mức giá sàn dịch vụ truyền hình trả tiền, mức thấp nhất cũng là 60.000 đồng/tháng. Ảnh minh họa: Internet |
Giá sàn truyền hình cáp analog thấp nhất là 60.000 đồng/tháng
Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) đã trình lên Bộ TT&TT Đề án quản lý giá sàn dịch vụ truyền hình trả tiền. Phương thức tính giá sàn của dịch vụ truyền hình trả tiền được phân chia theo phương thức truyền dẫn, các gói kênh.
Hiện nay dịch vụ truyền hình trả tiền ở nước ta được truyền dẫn theo 4 phương thức là: truyền hình cáp (bao gồm cả analog và cáp số), truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh và truyền hình IPTV.
Theo Đề án của VNPayTV, đơn giá dịch vụ vụ được chia ra làm nhiều mức cước. Cụ thể: Truyền hình analog đơn giá có 2 mức giá gồm: Gói kênh cơ bản ở mức 40-45 kênh (gồm 20 kênh thiết yếu, một số kênh thể thao, phim truyện nước ngoài) giá cước 60.000-65.000 đồng/tháng; gói kênh cơ bản thứ 2 ở mức 65 - 72 kênh giá cước 90.000 đồng/tháng.
Truyền hình cáp HD với 110-120 kênh có giá 180 - 220.000 đồng/tháng. Gói kênh truyền hình số mặt đất với 75-85 kênh được đề xuất 65.000-80.000 đồng/tháng. Truyền hình số vệ tinh có đặc điểm không phải đầu tư chi phí cho hạ tầng, nhưng phải trả phí thuê vệ tinh được đề xuất có 3 mức giá sàn: 90.000 đồng/tháng, 180.000 đồng, 250.000 đồng/tháng. Các gói kênh với dịch vụ truyền hình IPTV được đưa ra mức 85.000 - 90.000 đồng/tháng.
Gói dịch vụ truyền hình thấp hơn giá sàn sẽ phải tăng giá
Như vậy, với mức giá sàn mà VNPayTV đề xuất Bộ TT&TT có một số gói cước cao hơn khá nhiều so với mức cước mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền hiện đang áp dụng. Ví dụ, trong các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh, hiện Truyền hình An Viên đang cung cấp gói cơ bản 70 kênh với mức cước 33.000 đồng/tháng, thấp hơn 32.000 đồng so với mức giá sàn.
VTC đang có gói dịch vụ thấp nhất là 60.000 đồng, K+ gói thấp nhất là 85.000 đồng, trong khi giá sàn thấp nhất của truyền hình vệ tinh được VNPayTV đề xuất là 90.000 đồng. Hay như, gói A dịch vụ truyền hình số mặt đất của Truyền hình An Viên có mức cước chỉ 20.000 đồng/tháng, quá thấp so với mức giá sàn được đề xuất là 60.000 – 65.000 đồng/tháng.
Trong lĩnh vực truyền hình cáp HD, hiện nay cả 3 nhà cung cấp ở thị trường Hà Nội là VTVcab, SCTV, HCATV đều cung cấp dịch vụ có mức thấp hơn mức giá sàn mà VNPayTV đề nghị.
Ví dụ, SCTV cung cấp gói dịch vụ HD 153 kênh với mức cước cơ bản chỉ 80.000 đồng/tháng, VTVcab cung cấp gói dịch vụ HD gần 200 kênh với mức cước cơ bản là 160.000 đồng/tháng, HCATV cung cấp gói HD hơn 150 kênh có mức cước 150.000 đồng/tháng. Chưa kể các nhà đài liên tục khuyến mãi, tặng thêm tháng sử dụng, tặng bia, sữa, nên thực tế khách hàng chỉ phải trả mức thuê bao thấp nhất chỉ từ 40.000 đồng/tháng mà thôi.
Như vậy, nếu Đề án quản lý giá dịch vụ truyền hình trả tiền này đi vào thực tế, sẽ có nhiều gói dịch vụ truyền hình phải tăng giá bán.
Như đã đưa tin trước đây, giá cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam đang ở mức thấp nhất trong khu vực ASEAN. Cụ thể, đơn giá thuê bao ở Việt Nam đang ở mức 4-5 USD/tháng, trong khi các nước khác phí thuê bao truyền hình trả tiền dao động từ 10 USD đến hơn 30 USD/thuê bao/tháng.
Việc đề xuất nhà nước quản lý giá sàn truyền hình trả tiền được VTC và VASC đề xuất lên Bộ TT&TT từ đầu năm 2014, nhằm để tránh việc các doanh nghiệp đua nhau bán phá giá nhằm cạnh tranh giành giật thuê bao.
Liên quan đến chính sách quản lý thị trường truyền hình trả tiền, Viettel cũng đề xuất Bộ TT&TT phải ban hành quy định về kết nối nội dung giữa các nhà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, nhưng chỉ có hạ tầng mà không sản xuất nội dung (như VNPT, Viettel và VTC) và các đài truyền hình có giấy phép sản xuất nội dung (như VTV, SCTV, VTVcab, K+ và Truyền hình An Viên).
Hiện nay, Bộ TT&TT đang trong quá trình xây dựng nghị định quản lý dịch vụ truyền hình trả tiền, trong đó có những điều khoản quy định về giá cước, về kết nối nội dung nhằm đảm bảo thị trường truyền hình phát triển lành mạnh.

-
5G VinaPhone tại trận chung kết bóng đá nam SEA Games 31 có tốc độ tới 1Gbps -
Chuyện về những người “gác cổng thông tin” cho SEA Games 31 -
Doanh nghiệp giới thiệu gần 200 công nghệ cao về nông nghiệp -
Bộ Thông tin và Truyền thông công bố danh sách 25 website cờ bạc, cá cược -
Tổ chức Hội nghị thượng đỉnh, tham vọng biến Việt Nam thành cái nôi của Blockchain thế giới -
Hiệp hội Blockchain Việt Nam chính thức ra mẳt -
VNPT đồng hành cùng sự phát triển của Cần Thơ
-
Nền kinh tế Cộng đồng Sáng tạo: Muốn đi xa thì đi cùng nhau
-
Vietnamobile thông báo mời thầu
-
Cần cơ chế, chính sách đồng bộ để phát triển bền vững ngành dầu khí Việt Nam
-
Meey Map hỗ trợ giải bài toán nhiễu thông tin theo quy hoạch
-
Thiết kế năng lượng các công trình xây dựng để tiến gần tới Net Zero năm 2050
-
Doanh nghiệp ngành logistics hợp tác phát triển mô hình One-Stop Shop