
-
Quy định mới về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
-
Hà Nội sẽ mở 500 đại lý dịch vụ công trực tuyến không dùng ngân sách
-
Điểm tên 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD sau quý I/2025
-
Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
-
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9% sau quý I/2025 -
Kinh tế Việt Nam vượt khó năm 2025

Ngày 24/4, báo Standart của Áo có bài phân tích mang tựa đề "Không trường hợp tử vong do virus corona và chỉ hai ca nhiễm mới trong 11 ngày - Việt Nam đã trở thành hình mẫu trong phòng chống dịch COVID-19."
Bài viết nhấn mạnh Việt Nam một quốc gia đang phát triển và có nguồn lực hạn chế đã khống chế rất tốt dịch COVID-19 bằng những biện pháp có chi phí thấp và không cần áp dụng các phương pháp công nghệ điều trị tốn kém.
Tính từ ngày 15/4 đến nay, chỉ có 2 ca nhiễm mới được ghi nhận tại Việt Nam và tổng số người mắc COVID-19 mới dừng ở con số 268.
Là nước có chung đường biên giới với Trung Quốc, nơi dịch COVID-19 được phát hiện đầu tiên, nhưng đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca tử vong nào vì dịch bệnh này.
Bài viết cũng dẫn một số phân tích và dự đoán cho biết nền kinh tế quy mô 95 triệu dân và dựa chủ yếu vào xuất khẩu của Việt Nam vẫn có dấu hiệu tăng trưởng và ít bị thiệt hại do COVID-19. Đây là những kết quả mà nhiều nước đang hướng tới.
Bài viết nhận định các biện pháp ứng phó với COVID-19 của Việt Nam khác với các biện pháp đang được nhiều nước châu Á áp dụng. Việt Nam không đủ nguồn lực tài chính để thực hiện việc xét nghiệm cho toàn dân như Hàn Quốc.
Chìa khóa cho thành công của Việt Nam là sự phản ứng rất sớm của Chính phủ ngay từ khi thông tin về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng và tinh thần của người dân trong thực hiện nghiêm túc các biện pháp ứng phó.
Bài viết cũng dẫn ý kiến các chuyên gia của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), những người đã phối hợp và hỗ trợ Việt Nam trong chiến dịch chống COVID-19, khẳng định tính chính xác của các thông tin về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam.
Bài viết nhấn mạnh trong khi nhiều nước đang phải vật lộn trong cuộc chiến chống COVID-19, Việt Nam đã ngăn chặn được sự bùng phát của dịch bệnh này hai lần.
Ngày 16/1, bốn ngày sau khi Trung Quốc chính thức khẳng định virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm từ người sang người, Việt Nam đã lên kế hoạch và thực hiện các biện pháp chuẩn bị cho khả năng dịch bệnh có thể bùng phát như yêu cầu các trường học đóng cửa và cho học sinh nghỉ học từ giữa tháng 1, đóng cửa trên bộ với Trung Quốc.
Ngay từ giữa tháng 2, Việt Nam đã thực hiện cách ly một số khu dân cư do có người trở về từ tâm dịch Vũ Hán và có triệu chứng nhiễm COVID-19.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm đến việc tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về khả năng lây lan của dịch bệnh, kêu gọi người dân tin tưởng và thực hiện nghiêm túc chính sách và biện pháp của nhà nước.

Theo bài viết, các biện pháp quyết liệt trên đã giúp Việt Nam điều trị thành công cho 16 trường hợp đầu tiên nhiễm COVID-19 và không có ca nhiễm mới trong 22 ngày, từ giữa tháng 2 đến ngày 6/3.
Ngày 7/3, sau khi ghi nhận bệnh nhân thứ 17 dương tính với virus SARS-CoV-2, Chính phủ và người dân Việt Nam đã cùng vào cuộc, thực hiện nhiều biện pháp nhanh chóng và tích cực hơn giai đoạn trước nhằm cách ly, điều trị và ngăn chặn tối đa khả năng lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Các biện pháp này đã giúp Việt Nam duy trì số ca nhiễm ở mức thấp nhất và không để xảy ra trường hợp tử vong.
Hiện tại, Việt Nam bắt đầu nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội như nối lại các chuyến bay nội địa, cho phép tổ chức các hoạt động cộng đồng với sự tham gia của tối đa 20 người, nối lại hoạt động vận chuyển hành khách bằng đường bộ và đường sắt.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảnh báo không được chủ quan do dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều nước và chưa có vắcxin ngăn ngừa tuyệt đối virus SARS-CoV-2.
Cùng với ứng phó hiệu quả dịch COVID-19 trong nước, Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm chống dịch với các nước thông qua các hoạt động đối ngoại, trao đổi ở nhiều cấp khác nhau.
Việt Nam cũng hỗ trợ một số vật tư y tế cần thiết như khẩu trang kháng khuẩn nhằm giúp các nước thực hiện các biện pháp cần thiết.
Cuối cùng, bài viết kết luận mô hình phòng chống COVID-19 của Việt Nam đáng để các quốc gia, kể cả các nước phát triển học tập trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn được khống chế./.

-
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9% sau quý I/2025 -
Kinh tế Việt Nam vượt khó năm 2025 -
Để kinh tế phát triển, không “ngại” sửa nhiều luật -
Các mốc quan trọng trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp -
Thủ tướng: Hợp tác cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, vì lợi ích của hai bên -
Thủ tướng họp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và doanh nghiệp về thích ứng thương mại quốc tế -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/4
-
2 Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
3 Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước
-
4 TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
5 Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển