-
Các ngân hàng trung ương lớn hạ lãi suất: Áp lực đè nén 2-3 năm qua sắp được giải tỏa -
Bảo hiểm phải bồi thường hàng nghìn tỷ đồng do bão; Chưa đến lúc đổ tiền vào tài sản rủi ro -
Tỷ lệ đặt cược Fed giảm lãi suất 0,5% đã tăng lên 50% -
Hơn 44.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp có nguy cơ chậm trả trong vòng 12 tháng tới -
Cán bộ, người lao động Agribank ủng hộ 1 ngày lương khắc phục hậu quả bão số 3 -
Ngân hàng đồng loạt tuyên bố giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng |
NHNN vừa ban hành thông tư cảnh báo các ngân hàng cho vay cầm cố sổ tiết kiệm (STK) mà không có phương án sử dụng vốn vay. Vì sao NHNN lại đưa ra cảnh báo với sản phẩm cho vay dường như có vẻ rất an toàn này, thưa ông?
Trước hết, cần phải nói rằng, nhu cầu vay cầm cố sổ tiết kiệm của một bộ phận khách hàng là có thật để tránh bị lãi phạt nếu rút trước hạn. Tuy nhiên, sự cảnh báo của NHNN là hợp lý vì nhiều ngân hàng khi cho vay cầm cố STK đã không kiểm soát mục đích vay vốn và kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Các ngân hàng cần điều chỉnh diều này. Ngoài ra việc cho vay cầm cố STK cần phải được nhìn nhận dưới khía cạnh thực chất của loại tín dụng này và có hay không rủi ro cho hệ thống ngân hàng.
Thực tế, việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm có lợi cho cả khách hàng lẫn ngân hàng. Tuy nhiên, sản phẩm này cũng gây ra nhiều lo ngại về rủi ro tài chính.
Những rủi ro đó là gì, thưa ông?
Rủi ro thứ nhất là tạo ra một loại tài sản ảo, không thực chất trên sổ sách ngân hàng tại thời điểm cho vay.
Lấy một ví dụ cho dễ hiểu, khách hàng A gửi 10 tỷ đồng tiết kiệm, mục “Tài sản có” của ngân hàng tăng lên 10 tỷ đồng tiền mặt và ngân hàng này dùng 10 tỷ đồng này cho vay hay đầu tư kiếm lời. Bảng cân đối kế toán khi đó "cân bằng" Tài sản có với tài sản nợ. Nếu khách hàng A đến và yêu cầu ngân hàng cầm cố sổ tiết kiệm để vay 10 tỷ đồng và ngân hàng đồng ý giải ngân thì ngay tại thời điểm này, chỉ với một bút toán, ngân hàng đã có ngay một món cho vay mới 10 tỷ đồng và tổng tài sản tăng lên thêm 10 tỷ đồng, mà thực tế chưa có nguồn vốn mới để cân bằng với món cho vay mới, và phải lấy nguồn vốn hiện có từ khách hàng khác để giải ngân hoặc huy động nguồn vốn mới để “tài trợ” (funding) món nợ mới.
Như vậy, trên sổ sách, từ một khoản tiết kiệm 10 tỷ đồng ngân hàng nay "tạo" ra một tài sản 20 tỷ đồng cho vay (10 tỷ đã cho vay và 10 tỷ cho vay mới). 10 tỷ đồng cho vay mới có thể xem như một loại tài sản ảo, không thực chất và được tạo ra từ một bút toán của ngân hàng.
Nếu chỉ khoanh vùng các giao dịch này tại thời diểm cho vay mới, thì tỷ lệ thanh khoản (Dư nợ cho vay/ vốn huy động) là 200%, vượt xa tỷ lệ qui định là 80%.
Đối với khách hàng thì 10 tỷ được ngân hàng cho vay không phải là tài sản ảo, vì có thể dùng ngay tiền đó để mua sắm, và buộc ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn huy động hiện có hay mới để giải ngân món vay mới.
Hiện nay, một số ngân hàng có thể cho vay cầm cố sổ tiết kiệm lên tới 100%, lãi suất cho vay không chênh lệch hoặc không chênh lệch đáng kể so với lãi suất huy động, điều này giúp tổng tài sản tăng mà không làm tăng lợi nhuận của ngân hàng và khách hàng cũng chẳng mất gì vì lãi suất huy động và lãi suất cho vay cấn trừ nhau.
Tuy nhiên, giao dịch này làm méo mó tổng tài sản của ngân hàng. Trên thế giới, nhiều nước tiên tiến cấm cho vay cầm cố sổ tiết kiệm. Hình thức cho vay này được gọi là "phantom loan", tức “tín dụng ma”.
Còn rủi ro nào nữa không, thưa ông?
Rủi ro thứ hai là nguy cơ kéo mặt bằng lãi suất tăng. Lấy trở lại ví dụ trên, ngân hàng huy động 10 tỷ đồng của khách hàng và đã lấy số tiền này cho vay khách hàng khác. Khoản tiền này trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng lúc này đã cân bằng. Thế nhưng, nếu chủ sở hữu sổ tiết kiệm cầm cuốn sổ này để vay cầm cố 10 tỷ đồng thì bảng cân đối kế toán của ngân hàng bị hụt ngay 10 tỷ đồng. Như vậy, ngân hàng cần huy động thêm ngay 10 tỷ tiền mặt để cân đối việc sử dụng vốn với nguồn vốn.
Động thái này bắt buộc các ngân hàng phải châp nhận trả lãi suất cao để huy động vốn bù đắp vào khoản cho vay mới. Nếu nhiều ngân hàng cùng thực hiện giao dịch này sẽ tạo ra rủi ro đẩy mặt bằng lãi suất lên cao để huy dộng vốn.
Ở Việt Nam, rủi ro này có lớn không, thưa ông?
Tại Việt Nam, vào dịp cuối năm, một số ngân hàng muốn tăng tổng tài sản lên có thể dùng chiêu này để tăng ảo. Tình trạng này đã xảy ra vài năm trước đây, giờ ít hơn nhưng vẫn không thể loại trừ. Chính vì vậy, việc NHNN cảnh cáo các ngân hàng cho vay cầm cố STK là hợp lý.
-
Tỷ lệ đặt cược Fed giảm lãi suất 0,5% đã tăng lên 50% -
Lãi suất điều hành chưa “có cửa” giảm thêm -
Hơn 44.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp có nguy cơ chậm trả trong vòng 12 tháng tới -
Cán bộ, người lao động Agribank ủng hộ 1 ngày lương khắc phục hậu quả bão số 3 -
Ngân hàng đồng loạt tuyên bố giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ -
Chung tay hỗ trợ khách hàng mùa lũ, MSB giảm lãi suất cho vay -
Vàng thế giới lập đỉnh mới, vàng miếng SJC bất động
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi