
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
![]() |
TS. Võ Trí Thành, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC) |
Thưa ông, cho tới thời điểm này, một cách tổng quát nhất, việc thực hiện Mục tiêu Bogor có thể được nhìn nhận thế nào
Phải nhấn mạnh, mục tiêu Bogor là mục tiêu dẫn dắt và là hồn cốt của APEC.
Chính nhờ cốt hồn này mà gần 30 năm qua, khu vực này đã thay đổi mạnh mẽ về mức độ hội nhập, mức độ liên kết. Sân chơi của doanh nghiệp, xét về quy mô, tính thuận lợi cao hơn rất nhiều.
Điểm nữa phải nhấn mạnh là chính liên kết hội nhập khu vực khi gắn được với cải cách bên trong của các nền kinh tế sẽ đem lai những kết quả về tăng trưởng, về xóa đói giảm nghèo.
Nhưng rất có thể các nền kinh tế APEC chưa thể hoàn thiện Mục tiêu Bogor như kế hoạch?
Mục tiêu Bogor được đề ra vào năm 1994 nhằm biến APEC thành khu vực thương mại tự do hàng đầu thế giới vào năm 2020.
Có thể chưa phải là tất cả sẽ được thực thực hiện hoàn toàn và hoàn hảo tất cả mục tiêu này theo đúng nghĩa từ ngữ của Mục tiêu Bogor.
Nhưng thông điệp từ các cuộc họp trong tuần cho thấy, các nền kinh tế đang nỗ lực tăng tốc, dù việc thực hiện vẫn rất khó khăn.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn các mục tiêu cụ thể là tinh thần của Mục tiêu Bogor, cụ thể là tinh thần hội nhập, tinh thần vì người dân, vì doanh nghiệp, vì sự phát triển; tinh thần là kết hợp, hội nhập với cải cách và tinh thần là bắt kịp với những cái mới.
Chúng tôi nhìn thấy tinh thần này trong nỗ lực thực hiện các mục tiêu.
Nhưng giới chuyên gia mong muốn tinh thần này phải được đẩy mạnh khi APEC đang phải đi vào tầm nhìn xây dựng sau năm 2020.
Trong các trao đổi trước thềm Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, ông đã nói đến dấu ấn Việt Nam tại APEC 2017. Đến giờ, có thể nói gì về những dấu ấn đó trong Tuyên bố của các nhà lãnh đạo APEC vào cuối tuần này?
Đầu tiên phải nói là những sáng kiến của Việt Nam đã được các nền kinh tế thành viên APEC rất ủng hộ.
Có thể nhắc tới sáng kiến về phát triển bao trùm kinh tế, xã hội và tài chính; Đội đặc nhiệm thực hiện tầm nhìn sau năm 2020 của APEC và sáng kiến phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số.
Tôi hy vọng những sáng kiến này của Việt Nam sẽ được ghi nhận.

-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower