
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
Đại gia T&T rẽ ngang nông nghiệp
Ngày 14/3 tới đây, Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) sẽ chào bán cổ phần lần đầu (IPO) hơn 114,8 triệu cổ phiếu. Theo phương án cổ phần hóa, Vinafood 2 sẽ bán 25% vốn cho nhà đầu tư chiến lược, tức ít nhất hơn 1.200 tỷ đồng.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Văn Vũ, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) cho hay, đến thời điểm này, mới chỉ có Công ty cổ phần Tập đoàn T&T đề nghị tham gia làm nhà đầu tư chiến lược của Vinafood 2. Phương án chọn T&T làm nhà đầu tư chiến lược của Vinafood 2 đã được Bộ NN&PTNT nhất trí trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
![]() |
Phương án chọn T&T làm nhà đầu tư chiến lược của Vinafood 2 đã được Bộ NN&PTNT nhất trí trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.. |
T&T chưa hẳn là đối tác đáp ứng được kỳ vọng của Vinafood 2, bởi chưa đáp ứng được tiêu chí mà Vinafood 2 đặt ra như: có tối thiểu 3 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nông sản, lương thực, có khả năng phát triển thị trường mới và có hệ thống phân phối trong và ngoài nước... Tuy nhiên, do chỉ có duy nhất T&T nộp hồ sơ, nên Vinafood 2 không còn lựa chọn.
Còn T&T thì sao? Có thể thấy, vài năm gần đây, tập đoàn của doanh nhân Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) đã đầu tư rất nhiều vào nông nghiệp. Nhiều người cho rằng, ông chủ tập đoàn bất động sản đang nhắm tới nhiều đích. Thứ nhất là quỹ đất vàng mà các doanh nghiệp nông nghiệp này sở hữu.
Thứ hai, việc không có đối thủ cạnh tranh khiến T&T có cơ hội được mua lại phần vốn nhà nước với giá hợp lý từ các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp đang tiến hành cổ phần hóa.
Tuy vậy, không thể phủ nhận, T&T đang có ý định nghiêm túc đầu tư vào nông nghiệp. Không chỉ đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, T&T cũng bỏ vốn vào các công ty sản xuất vật tư đầu vào, các công ty thương mại, xuất nhập khẩu nông sản, cảng biển. Mới đây, Tập đoàn này cũng đã ra mắt thương hiệu nông sản T-Vital và hệ thống siêu thị riêng (Qmart). Có thể thấy, chuỗi khép kín từ sản xuất - thương mại - logistics trong lĩnh vực nông sản đang được ông chủ T&T manh nha hình thành. Việc rót vốn đầu tư vào Vinafood 2, mỗi năm kinh doanh 3 triệu tấn gạo, xuất khẩu trên 1 tỷ USD, sẽ giúp T&T làm phong phú thêm mô hình chuỗi của mình.
Đầu tư nông nghiệp không thể “ăn xổi”
Theo đánh giá của các chuyên gia, thời gian qua, không chỉ T&T, mà một số nhà đầu tư tư nhân lớn cũng tỏ ra quan tâm tới lĩnh vực nông nghiệp. Cơ hội phát triển hiếm có của lĩnh vực này như: thị trường thuận lợi, Chính phủ quan tâm khuyến khích… khiến làn sóng đầu tư vào nông nghiệp rộ lên gần đây.
Riêng năm 2017, ngành nông nghiệp thu hút gần 2.000 doanh nghiệp tham gia đầu tư với tổng giá trị vốn đầu tư hàng tỷ USD.
Tuy vậy, đầu tư vào nông nghiệp đòi hỏi sự lâu dài, tâm huyết, không dễ “ăn xổi”, thu tiền nhanh như bất động sản hay một số lĩnh vực khác.
Nhận xét về trường hợp “tay ngang” T&T, ông Nguyễn Quốc Toản, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) kỳ vọng, sự tham gia của nhà đầu tư như T&T sẽ giúp Vinafood 2 đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, khắc phục những tồn tại của doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng lo ngại về tài chính của T&T khi liên tiếp đầu tư vào nông nghiệp qua con đường lòng vòng công ty con, công ty cháu. Suốt 3 năm qua, nếu tính cả Vinafood 2, T&T đã chi gần 4.000 tỷ đồng để đầu tư vào Cảng Quảng Ninh và đầu tư vào hàng loạt công ty nông nghiệp như: Vegetexco, Vigecam, Vinafor.
Một điểm đáng lo nữa là, hầu hết các công ty nông nghiệp mà T&T bỏ vốn đầu tư thời gian qua, đến nay vẫn chưa có sự lột xác đáng kể nào. Do đó, nếu đầu tư cả ngàn tỷ đồng vào một doanh nghiệp thua lỗ lâu năm như Vinafood 2, T&T sẽ phải nghiêm túc xác định chiến lược phát triển để vực dậy doanh nghiệp này.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower