
-
Nissan lọt tầm ngắm của Toyota?
-
Hyundai Thành Công tổ chức chăm sóc xe lưu động miễn phí
-
Trải nghiệm loạt 8 bài thử đặc biệt tại sự kiện “Thử & Tin - Chinh phục VF 8”
-
Giá bán chỉ 285 triệu đồng, xe chở hàng VinFast EC Van khiến thị trường “dậy sóng”
-
Nissan đóng cửa 7 nhà máy, cắt giảm 20.000 nhân sự -
Nissan hủy dự án nhà máy pin xe điện tại Nhật Bản sau 3 tháng công bố
![]() |
Vạch liền phân chia tại ngã tư. Ảnh: Đức Huy |
Từ 2012 tới nay, những quy định về hiệu lực của vạch kẻ đường, biển báo được ghi trong quy chuẩn 41/2012, theo đó tác dụng của vạch liền gây nhiều tranh cãi.
Quy chuẩn này không có mục nào nói đến vạch liền phân chia các làn đường trong cùng một chiều mà chỉ có vạch liền phân chia hai chiều ngược nhau. Nhưng thực tế trên đường, đặc biệt tại các nơi giao nhau thường kẻ vạch liền trắng, chiều rộng 15 cm với ý nghĩa phân tách các làn, xe không được đè vạch hay chuyển làn qua vạch.
Nhiều tài xế không đồng tình vì loại vạch này không có trong quy chuẩn nhưng lại bị CSGT thổi phạt khi đè lên vạch (không chuyển làn). Quy định không rõ ràng trong quy chuẩn gây ra tình trạng tranh cãi nhiều năm qua giữa tài xế và CSGT.
Từ 1/11 tới, quy chuẩn mới 41/2016 chính thức có hiệu lực, thay thế cho quy chuẩn 41/2012. Ở quy chuẩn mới, quy định về vạch kẻ đường rõ ràng hơn khi tách thành các nhóm vạch dành cho hai chiều xe chạy và vạch dành cho xe chạy cùng chiều.
Theo quy định này, vạch liền tại ngã tư sẽ xuất hiện trong quy chuẩn với tên gọi vạch 2.2, xe không được phép lấn làn và không được đè lên vạch.
![]() |
Quy định về vạch liền cùng chiều trong quy chuẩn 41/2016 |
Tranh cãi nhiều năm qua sẽ chấm dứt từ 1/11 tới, bất cứ xe nào đè vạch liền trong cùng một chiều đều có thể bị CSGT thổi phạt theo căn cứ quy chuẩn 41/2016, trừ những trường hợp bất khả kháng như nhường xe ưu tiên, tránh tai nạn.
Về mức phạt, nếu xe đè vạch liền là phạm lỗi "không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường". Theo quy định tại 46/2016 (thay thế nghị định 171/2013 trước đây), mức phạt tiền là 100.000-200.000 đồng đối với ôtô và 60.000-80.000 đồng đối với môtô, xe gắn máy.
Loại vạch nói đến ở trên là vạch liền kẻ giữa đường, dùng để phân chia làn, không áp dụng cho loại vạch liền nhưng vẽ sát lề đường hoặc sát giải phân cách để giới hạn phần xe chạy hoặc phân chia làn xe cơ giới và xe thô sơ. Loại vạch này được phép đè khi cần thiết.

-
Trải nghiệm loạt 8 bài thử đặc biệt tại sự kiện “Thử & Tin - Chinh phục VF 8” -
Giá bán chỉ 285 triệu đồng, xe chở hàng VinFast EC Van khiến thị trường “dậy sóng” -
Toyota chính thức đổi tên mẫu xe điện chiến lược -
Nissan đóng cửa 7 nhà máy, cắt giảm 20.000 nhân sự -
THACO AUTO xuất khẩu xe bus thương hiệu Mercedes-Benz sang Thái Lan -
Nissan hủy dự án nhà máy pin xe điện tại Nhật Bản sau 3 tháng công bố -
Một hãng xe Nhật chiếm hơn 9% tổng số ôtô đang lăn bánh trên toàn cầu
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao