
-
Tín dụng chính sách xã hội ổn định sau sáp nhập
-
Cuộc đua thị phần “nóng” hơn khi bỏ room tín dụng
-
Tín dụng tăng mạnh trong nửa đầu năm 2025
-
Cách Techcombank sinh lời tự động tối ưu hoá giá trị cho khách hàng
-
Lợi nhuận 6 tháng của Nam A Bank tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái -
Techcombank Investment Summit 2025: “Việt Nam mới - Tầm nhìn kiến tạo giá trị”
![]() |
Thương hiệu Mê Kông Bank sắp biến mất bị loại khỏi thị trường ngân hàng |
Ngày 21/7/2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số 1391/QĐ-NHNN về việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông vào Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Theo đó, Giấy phép hoạt động số 0022/NH-GP ngày 12/9/1992 do Thống đốc NHNN cấp cho Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông hết hiệu lực thi hành.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông; Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam có trách nhiệm: Hoàn tất các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Bố cáo sáp nhập theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông có trách nhiệm bàn giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cho Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông hoàn trả NHNN bản gốc Giấy phép hoạt động số 0022/NH-GP ngày 12/9/1992 do Thống đốc NHNN cấp cho Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông; Thực hiện thủ tục xóa tên Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông trong sổ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Bố cáo sáp nhập, bố cáo chấm dứt hoạt động và việc giải quyết các quyền và nghĩa vụ có liên quan theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/8/2015.
Theo hợp đồng sáp nhập được công bố giữa hai bên vào 9/6/2014, ngân hàng sau sáp nhập sẽ mang thương hiệu của MaritimeBank với số vốn điều lệ gần 11.800 tỷ đồng. Trong đó 8.000 tỷ đồng vốn điều lệ của Maritime Bank và 3.750 tỷ đồng là của MDB. Tổng tài sản của ngân hàng là 113.000 tỷ đồng, đội ngũ nhân sự hơn 5.000 người, hệ thống mạng lưới gần 300 điểm trên toàn quốc. Với quy mô này, ngân hàng mới sẽ có vốn điều lệ thuộc Top 5 và mạng lưới giao dịch thuộc Top 3 trong khối ngân hàng thương mại cổ phần.
Sau khi sáp nhập thương hiệu Mê Kông Bank cũng sẽ hoàn toàn biến mất khỏi thị trường.
Về việc hoán đổi cổ phần, MaritimeBank sẽ phát hành thêm 375 triệu cổ phần để hoán đổi cổ phần cho MDB theo tỷ lệ 1:1. Và như vậy tất cả cổ đông hiện hữu của MDB sẽ trở thành cổ đông hiện hữu của MaritimeBank thông qua việc sở hữu hợp pháp cổ phần MaritimeBank.
Về đội ngũ nhân sự, MaritimeBank cũng sẽ duy trì các hợp đồng lao động đã ký kết còn hiệu lực trước ngày sáp nhập. Đối với người lao động không muốn tiếp tục làm việc tại MaritimeBank, thì sẽ chấp dứt hợp đồng lao động.

-
Lợi nhuận 6 tháng của Nam A Bank tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái -
Techcombank Investment Summit 2025: “Việt Nam mới - Tầm nhìn kiến tạo giá trị” -
Cake by VPBank và hành trình xây dựng ngân hàng số theo định hướng tài chính toàn diện -
Vàng thế giới hồi phục, giá SJC niêm yết 120,8 triệu đồng/lượng -
Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam -
ABBANK, ADB và PWC cùng khởi động chương trình "nâng cao năng lực về ngân hàng xanh" -
"Gà đẻ trứng vàng" một thời vẫn bộc lộ điểm yếu về vốn, thanh khoản
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông